Thứ bảy, 27/04/2024 10:56 (GMT+7)

Các Khu Công nghiệp Đồng Nai - Điểm sáng về kinh tế phát triển của Việt Nam

MTĐT -  Thứ tư, 01/09/2021 16:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đồng Nai những năm gần đây trở thành một trong những tỉnh có tốc độ thu hút đầu tư lớn nhất cả nước.

Thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước

Tính đến nay, đã có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư tại tỉnh Đồng Nai, với tổng số 1.535 dự án, trong đó có 1.118 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 417 dự án trong nước (DDI), góp phần đưa Đồng Nai trở thành một trong những tỉnh có tốc độ thu hút đầu tư lớn nhất cả nước.

Tỉnh Đồng Nai có 32 KCN đã được thành lập với tổng diện tích đất là 10.240,57ha. 4.890,53ha là tổng diện tích đất đã được cho thuê, đạt tỷ lệ 71,56% diện tích đất công nghiệp dành cho thuê (6.833,77ha).

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai cấp Giấy phép đầu tư cho 30 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đạt 190,61 triệu USD; 07 dự án DDI, với tổng vốn đầu tư đạt 2.105 tỷ đồng; điều chỉnh 211 dự án FDI, trong đó 41 dự án thực hiện điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn tăng 347,65 triệu USD, 02 dự án điều chỉnh giảm vốn với số vốn giảm 1,50 triệu USD; điều chỉnh 07 dự án DDI, trong đó có 03 dự án tăng vốn với số vốn tăng là 290 tỷ đồng.

Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn thu hút đầu tư của các dự án FDI và DDI tại các KCN tỉnh Đồng Nai (bao gồm cấp mới, điều chỉnh tăng và giảm vốn) là 536,76 triệu USD, đạt 53% kế hoạch năm 2017 và 2.395 tỷ đồng, đạt 119% kế hoạch năm 2017.

Riêng năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid, các KCN Đồng Nai vẫn thu hút FDI được 1,2 tỷ USD và 2.800 tỷ đồng.

Tính đến nay, các KCN tỉnh Đồng Nai thu hút được 1.535 dự án, trong đó có 1.118 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 21.437,67 triệu USD, vốn thực hiện 15.955,43 triệu USD và 417 dự án DDI với tổng vốn đầu tư 50.395,70 tỷ đồng.

tm-img-alt
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6, tỉnh Đồng Nai

Hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Trong 6 tháng đầu năm, Ban Quản lý cấp 2.900 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN mẫu D cho các doanh nghiệp với trị giá hàng xuất khẩu 158 triệu USD.

Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN 6 tháng đầu năm 2017 đạt kết quả khả quan. Các chỉ tiêu chung đạt cao hơn hoặc bằng so cùng kỳ vào năm 2016

Các dự án thu hút vào các KCN Đồng Nai phù hợp với chủ trương của tỉnh là thu hút các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch, có vốn đầu tư lớn,...Ngành nghề của các dự án FDI trên địa bàn tỉnh, nhất là trong các KCN hết sức đa dạng, có nhiều doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao và có thương hiệu trên thế giới.

Trên 95% dự án trong KCN là dự án sản xuất; hàng năm, giá trị hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đóng góp khoảng 50% nguồn thu ngân sách địa phương và giải quyết việc làm cho khoảng 531.800 lao động, trong đó 6.413 lao động là người nước ngoài, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Việc phát triển nhanh các KCN đem lại một số thành tựu đáng kể cho địa phương và góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Các KCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp (năm 1990) theo tỷ lệ 50-30-20 chuyển sang cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp (năm 2018) theo tỷ lệ 57-37-6. Hàng năm tỷ lệ gia tăng công nghiệp luôn ở mức khá cao (trên 12%). Sự phát triển của KCN góp phần đưa Đồng Nai trở thành một trong 4 địa phương đứng đầu trong đóng góp cho ngân sách trung ương.

Các KCN thu hút được nhiều tập đoàn kinh tế lớn như Nike, Bosch, Toshiba, Formosa, Hyosung, Fujitsu…,

Công tác quản lý nhà nước hiệu quả, nhiều chính sách tạo điều kiện cho các nhà đầu tư

Các nhà đầu tư trong các KCN Đồng Nai đều cho rằng, cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại cùng công tác cải cách thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn chính là nguyên nhân để họ quyết định đầu tư tại đây.

Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai đặc biệt quan tâm đến công tác cải cách hành chính (CCHC). Cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại kết hợp với việc thực hiện ISO 9001:2008 được Ban Quản lý triển khai mạnh mẽ và góp phần giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp được nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Luôn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư cơ hội đầu tư vào tất cả các ngành nghề phù hợp các nguyên tắc của WTO và các cam kết của Chính phủ đối với quốc tế.

Tỷ lệ giải ngân vốn cao: Các doanh nghiệp Việt khi được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư vào các KCN triển khai dự án tương đối nhanh. Theo đó, tỷ lệ giải ngân của các dự án có vốn đầu tư trong nước ở các KCN của tỉnh đạt gần 81%, cao hơn nhiều so với bình quân chung cả nước. Đồng thời, vốn giải ngân cũng cao hơn các DN FDI trong các KCN khoảng 3%.

Luôn quan tâm đến đời sống của người lao động, vì vậy Ban tích cực vận động các nhà đầu tư triển khai xây dựng nhà ở cho công nhân. Tính lũy kế đến nay, có 17 dự án nhà ở công nhân phục vụ công nhân trong KCN; trong đó có 03 dự án do Công ty kinh doanh nhà đầu tư, 14 dự án do các Công ty hạ tầng và doanh nghiệp trong KCN đầu tư. Riêng năm 2016, Công ty IDICO – KCN Nhơn Trạch I đã đưa vào sử dụng 400 căn hộ (giai đoạn 2).

Không chỉ quan tâm đến hoạt động thúc đẩy thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai luôn theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư KCN làm tốt công tác quản lý môi trường, đồng thời đảm bảo an ninh trật tự trong KCN.

Đến nay, có 24/32 KCN đã thành lập Đội phòng cháy chữa cháy chuyên ngành, trong đó 21/21 KCN có tỷ lệ lấp đầy trên 60% đã thành lập Đội phòng cháy chữa cháy chuyên ngành. Ban cũng thường xuyên phối hợp với các sở, ngành trong công tác kiểm tra môi trường tại doanh nghiệp trong KCN, qua đó doanh nghiệp đã có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường.

Dự án có vốn đầu tư trong nước tăng dần nhưng vốn đăng ký còn khiêm tốn

Nguồn vốn đầu tư trong nước vào các KCN của Đồng Nai những năm gần đây tăng dần. Các doanh nghiệp Việt sau khi vào KCN đã tăng vốn, mở rộng sản xuất từng bước lớn mạnh, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất khẩu.

Hiện các DN Việt đang triển khai xây dựng 52 dự án với vốn đăng ký 6.629 tỷ đồng ở các KCN trên địa bàn tỉnh, dự tính trong năm 2021 hoặc năm 2022 sẽ hoàn thành xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt máy móc thiết bị để đi vào sản xuất.

Ông Lê Văn Danh, Phó trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các KCN Đồng Nai cho biết: “Những năm gần đây, các dự án có vốn đầu tư trong nước đăng ký thuê đất tại các KCN của tỉnh tăng. Vì thế, cơ cấu sản xuất công nghiệp của DN Việt cũng tăng theo. Các DN Việt đầu tư vào nhiều ngành nghề khác nhau, từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong sản xuất, sản phẩm làm ra cung ứng cho DN FDI tại Việt Nam, xuất khẩu”.

Các DN Việt rót vốn vào các KCN trên địa bàn tỉnh tuy nhiều ngành nghề nhưng tập trung ở lĩnh vực dệt may, giày dép, cơ khí chế tạo, sản phẩm gỗ, chế biến nông sản, thiết bị máy móc...  Sản phẩm sản xuất ra có đến 60% đưa đi xuất khẩu và 40% tiêu thụ tại thị trường nội địa. Nhiều DN Việt trong các KCN đã kết nối được với DN FDI tại Đồng Nai để cung ứng sản phẩm đầu vào.

Dù số dự án, nguồn vốn của DN Việt vào các KCN ở Đồng Nai những năm gần đây được cải thiện nhiều so với trước, nhưng vẫn còn rất khiêm tốn so với các dự án FDI. Cụ thể, số dự án của DN Việt đăng ký vào các KCN chiếm hơn 40,5% so với DN FDI, nhưng vốn đăng ký chiếm 11%. Kết quả trên chưa đánh giá được hiệu quả của dự án, vì dự án có thể vốn ít nhưng giá trị gia tăng đem lại cao. Thế nhưng, trong cuộc đua phát triển công nghiệp thì các DN Việt vẫn yếu thế hơn DN FDI.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Đồng Nai có hơn 34,9 ngàn DN Việt được thành lập từ năm 1991 đến nay đang hoạt động. Tuy nhiên, DN Việt có đủ điều kiện thuê đất và sản xuất trong các KCN còn ít. Các DN Việt muốn sản xuất ổn định, đảm bảo môi trường phải vào các KCN, cụm công nghiệp. UBND tỉnh đã có chính sách di dời các DN vào các KCN, cụm công nghiệp để phát triển, như vậy sản phẩm làm ra dễ dàng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong nước, nước ngoài.

Ông Nguyễn Thành Đạt, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng KCN Nhơn Trạch 6A (H.Nhơn Trạch) cho rằng, các DN Việt đầu tư vào các KCN có cải thiện nhưng vẫn còn yếu hơn DN FDI và số dự án có vốn đầu tư lớn cũng không nhiều.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, tới đây, Đồng Nai tiếp tục đầu tư hạ tầng các KCN, cụm công nghiệp thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước, nước ngoài vào phát triển công nghiệp. Trong đó, tỉnh ưu tiên hàng đầu là lựa chọn những dự án có công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao. Các DN Việt thuê đất trong các KCN, cụm công nghiệp sẽ yên tâm đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các DN Việt đang có ưu thế là nhiều DN FDI tại Việt Nam đang muốn tìm nguồn cung nguyên liệu trong nước để đáp ứng được các quy định về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, khi xuất khẩu vào các nước đã có ký kết hiệp định thương mại tự do với nước ta có thể hưởng ưu đãi về thuế quan./.

PV(T/h)

Bạn đang đọc bài viết Các Khu Công nghiệp Đồng Nai - Điểm sáng về kinh tế phát triển của Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề