Chủ nhật, 05/05/2024 04:34 (GMT+7)

Cần Thơ: “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Chợ nổi Cái Răng”

Hoài Phương -  Thứ bảy, 03/06/2023 07:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng chợ nổi Cái Răng trong phát triển du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện một số nhiệm vụ về công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của chợ nổi này.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ vừa ký ban hành Kế hoạch số 1880/KH-SVHTTDL triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Chợ nổi Cái Răng phục vụ phát triển du lịch, tăng cường công tác quản lý Nhà nước, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của du lịch, xây dựng hình ảnh du lịch Chợ nổi Cái Răng đến du khách…

Đôi nét về chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cái Răng thuộc quận Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6km đường bộ và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ bến Ninh Kiều để xuôi thuyền trên sông về chợ nổi. Nằm trên trục đường thủy sông Hậu – kênh Xáng Xà No, chợ nổi Cái Răng rất thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán giữa các vùng trong địa bàn và cả vùng sông nước Cửu Long.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Những con thuyền chở đầy hoa trái và phục vụ dịch vụ ăn uống đến du khách  tham quan du lịch.

Được biết, chợ nổi hình thành do ngày xưa giao thông và phương tiện giao thông đường bộ chưa phát triển, nên khi có nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ họp mua bán trên sông bằng các phương tiện như xuồng, ghe, thuyền. Chợ ra đời là do nhu cầu thiết yếu của con người khi cuộc sống hằng ngày đều gắn liền với miền sông nước.

Được thành lập và phát triển hơn 100 năm nay từ đầu thế kỷ XX, chợ đã trở thành nơi tụ họp của nhiều ghe thuyền chuyên buôn bán về các mặt hàng nông sản tại Cần Thơ nói riêng và Miền Tây nói chung. Hiện tại chợ cách cầu Cái Răng khoảng 600m, mỗi ngày có khoảng 300 – 400 ghe họp chợ cùng nhà bè nổi của người dân sinh sống cố định. Đây không chỉ là một không gian sinh hoạt mang nét đặc trưng của một vùng miền, mà còn là nơi hội tụ những hoạt động thường ngày trên sông nước của con người Miền Tây thân thương, đậm nét mộc mạc chất chất thật thà.

Thời điểm lý tưởng để đi chợ nổi Cái Răng

Hằng ngày, chợ nổi Cái Răng họp khá sớm, thường từ lúc tờ mờ sáng sớm đến khoảng 8 - 9 giờ sáng thì vãn. Khi trời vừa chớm rạng, hàng trăm chiếc ghe thuyền từ khắp các ngã sông đã rộn ràng kéo về chợ. Chỉ tầm 3h sáng là đã hiện lên một khung cảnh nhộn nhịp trong màn sương sớm. Trên những chiếc ghe, xuồng đã chở đầy ắp những mặt hàng trái cây nườm nượp đổ về đây.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Chợ nổi Cái Răng lúc mặt trời chưa lên cao.

Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ xây dựng đề cương Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Chợ nổi Cái Răng phục vụ phát triển du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Tổ chức mời các nhà khoa học, chuyên gia về văn hóa và các doanh nghiệp du lịch tham gia Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Chợ nổi Cái Răng phục vụ phát triển du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Phối hợp UBND quận Cái Răng nghiên cứu, tổ chức thêm một số hoạt động biểu diễn nghệ thuật cải lương, đờn ca tài tử… với hình thức phù hợp nhằm góp phần phát triển kinh tế đêm và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; đồng thời, xây dựng phương án mời gọi doanh nghiệp đầu tư tổ chức các sự kiện này.

tm-img-alt
tm-img-alt

Hoạt động đờn ca tài tử trên sông chợ nổi Cái Răng.

Tham mưu đề xuất, tổ chức các chuyến khảo sát thực tế, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước đối với các địa phương đang phát triển sản phẩm du lịch chợ nổi, du lịch đường sông để thu hút khách du lịch, làm cơ sở thực tiễn để xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Chợ nổi Cái Răng phục vụ phát triển du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh Chợ nổi Cái Răng trên các trên các phương tiện thông tin đại chúng (tờ rơi quảng bá, clip ngắn, zalo, FB…). Phát triển các chương trình tham quan du lịch gắn kết với tham quan các điểm du lịch trên địa bàn quận Cái Răng… Mời gọi các doanh nghiệp, công ty lữ hành, các nhà đầu tư thực hiện kết nối tour, tuyến du lịch đến với chợ nổi, từng bước xây dựng Chợ nổi Cái Răng thật sự trở thành điểm đến du lịch lý tưởng cho khách du lịch khi đến với Cần Thơ.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Du khách trong và ngoài nước đến tham quan chợ nổi Cái Răng.

Biết bao du khách đến đây đã đem lòng yêu quý và vương vấn mãi vùng đất nặng nghĩa tình này. Chính vì vậy mà đã có những bài thơ hay viết về mảnh đất yêu dấu này:

Ngày mai rời chốn Cần Thơ

Hồn còn để lại bến bờ Cái Răng

Cần Thơ sông nước nhớ mong

Nhớ người thiếu phụ long đong mạn thuyền.

tm-img-alt

Ngày nay, chợ nổi Cái Răng đã trở thành điểm du lịch trọng điểm của miền Tây Nam Bộ. Không gian chợ nổi còn là điểm hấp dẫn, mang sắc thái miền quê, thu hút nhiều khách du lịch, nâng cao đời sống văn hóa và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội cho địa phương. Đó chính là sự du nhập văn hóa của các đồng bào dân tộc như: Chăm, Hoa, Khơmer, làm nên sắc màu văn hóa ở đây thêm phần đa dạng và đặc sắc. 

Bạn đang đọc bài viết Cần Thơ: “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Chợ nổi Cái Răng”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Nhớ các Anh
Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc:///“Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”////Lớp lớp thanh niên tuổi mười tám, đôi mươi////Hăng hái lên đường vào miền Nam chiến đấu  
Bảo tàng tỉnh Bắc Giang: Nơi lưu giữ kỷ vật thời chiến
Hệ thống các hình ảnh, tư liệu, hiện vật thời chiến được sưu tầm, lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang giúp người dân, nhất là thế hệ trẻ ghi nhớ những mốc son trong lịch sử dân tộc, thêm tự hào về truyền thống anh hùng của đất nước, quê hương.

Tin mới

Khu công nghiệp trước sức ép "nâng tầm"
Việc chuyển đổi dần từ khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái không chỉ khắc phục được những hạn chế về môi trường, mà còn gia tăng chuỗi giá trị và thu hút được dòng vốn đầu tư bền vững.