Thứ hai, 29/04/2024 23:17 (GMT+7)

Châu Âu thu phí rác thải đối với hàng dệt may

Bảo Ngọc -  Thứ tư, 12/07/2023 15:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) vừa đề xuất thu phí xử lý rác thải đối với các nhà sản xuất hàng dệt may trong khu vực.

Chương trình trách nhiệm nhà sản xuất mở rộng bắt buộc (EPR) được đề xuất sẽ áp dụng cho hàng hóa dệt may ở tất cả các nước thành viên EU. Điều đó buộc nhà sản xuất đảm nhận trách nhiệm cho toàn bộ vòng đời của sản phẩm dệt may đồng thời hỗ trợ sự quản lý bền vững rác thải dệt may khắp EU.

Các nhà sản xuất sẽ trả phí để trang trải chi phí quản lý và xử lý rác thải dệt may, một hệ thống mà EC cho rằng sẽ giúp họ có động lực để giảm rác thải và thúc đẩy tính tuần hoàn của sản phẩm dệt may.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. ITN

Theo số liệu của EC, mỗi công dân EU vứt bỏ tương đương 12kg quần áo và giày dép mỗi năm, hơn 3/4 trong số đó bị thiêu hủy hoặc chôn lấp. Dữ liệu của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA)cho thấy, mức tiêu thụ quần áo và giày dép trong khu vực dự kiến tăng 63% từ 62 triệu tấn vào năm 2019 lên 102 triệu tấn vào năm 2030.

Một quan chức EU cho biết, theo ước tính của EC, chi phí để các công ty trả tiền cho quần áo phế thải sẽ tương đương khoảng 0,12 euro cho mỗi chiếc áo phông nhưng con số này sẽ thay đổi tùy theo sản phẩm và cách xử lý. Mức phí này có thể giảm nếu hàng may mặc được sản xuất bền vững hơn. Việc điều chỉnh mức phí như vậy sẽ khuyến khích các nhà bán lẻ thời trang cân nhắc kỹ hơn về khả năng tái sử dụng hoặc tái chế sản phẩm của họ.

Thời trang là một trong những ngành công nghiệp đắt đỏ và phát triển nhanh hàng đầu thế giới, nhưng cũng "đóng góp" hàng triệu tấn rác thải mỗi năm. Toàn ngành thời trang chiếm tới 10% sản lượng carbon dioxide được thải ra trên toàn cầu.

Các loại vải dệt tổng hợp như polyester sẽ tạo ra những mảnh nhựa nhỏ sau mỗi lần giặt và mặc. Các nhà khoa học ở Australia ước tính  rằng có thể tìm thấy từ 9,25 đến 15,86 triệu tấn vi nhựa dưới đáy đại dương. Và một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường là do quá trình sản xuất nhựa cho ngành may mặc.

Ngành thời trang cũng gây ra các vấn đề ô nhiễm nước. Dệt nhuộm là nguyên nhân gây ô nhiễm nước lớn thứ hai trên thế giới, vì nước còn sót lại từ quá trình nhuộm thường được đổ ra mương, suối hoặc sông.

Bạn đang đọc bài viết Châu Âu thu phí rác thải đối với hàng dệt may. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...