Thứ hai, 29/04/2024 06:29 (GMT+7)

Chuyên gia "hiến kế" thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

MTĐT -  Thứ ba, 02/01/2024 10:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các nhà khoa học đã đề xuất nhiều phương án nghiên cứu trong Chương trình IHP phục vụ triển khai Luật Tài nguyên nước.

Nhằm nghiên cứu những phương án, đề xuất triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước, vừa qua, Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu (KTTV&BĐKH) đã tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy nghiên cứu trong Chương trình IHP phục vụ triển khai Luật Tài nguyên nước” ghi nhận những ý kiến, tham luận nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên gia về lĩnh vực này, phóng viên Báo TN&MT lược ghi và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nước

img_8125.jpg
PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH

Thực trạng hiện nay, không chỉ Việt Nam mà các Quốc gia đều đang đối mặt chính là vấn đề về ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt nguồn nước,… Do đó tại Việt Nam, Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 6 ngày 27/11/2023 trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước Quốc gia, bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường và giảm thiểu rủi ro, tác hại từ các thảm họa do con người và thiên nhiên gây ra liên quan đến nước.

Trong đó, Điều 26 Luật Tài nguyên nước 2023 đã bổ sung quy định về việc kiểm soát các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Ngoài ra, các quy hoạch có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước; kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,… phải gắn với khả năng, chức năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước, bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, không vượt quá ngưỡng khai thác nước dưới đất.

Bên cạnh đó, Luật cũng đặc biệt nhấn mạnh nội dung xây dựng nền tảng công nghệ số hỗ trợ các cơ quan quản lý trong quá trình quyết định điều hòa, phân phối tài nguyên nước, vận hành hồ chứa, liên hồ chứa, giảm thiểu tác hại do nước trên các lưu vực sông bao gồm: Lưu vực sông liên Quốc gia, lưu vực sông liên tỉnh; lưu vực sông nội tỉnh,… và theo quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh sẽ mang tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hoá quy hoạch.

Chính bởi, tài nguyên nước là nguồn cung cho các hoạt động chủ yếu của xã hội và đang chịu tác động rất lớn từ BĐKH, vì vậy, là một trong những đơn vị nghiên cứu đi đầu về khí tượng thuỷ văn, môi trường và BĐKH tại Việt Nam, Viện Khoa học KTTV&BĐKH xác định nhiệm vụ chính trong việc phát triển khoa học, bảo vệ, điều hòa, phân phối, khai thác sử dụng tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục tác hại do nước gây ra. Với các nhiệm vụ: Điều tra cơ bản tài nguyên nước, xây dựng bộ chỉ số quốc gia về an ninh nguồn nước; quan trắc, giám sát, dự báo nguồn nước; xây dựng các giải pháp ứng phó, phòng, chống hạn hán, thiếu nước, lũ lụt, ngập úng, xâm nhập mặn sụt lún bờ sông, bãi sông, hồ,…

Đồng thời, đưa ra các phương án, giải pháp xử lý nước thải, cải tạo, phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; giải pháp phát triển nguồn nước, bảo vệ nguồn sinh thuỷ; sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước,…

Viện Khoa học KTTV&BĐKH cũng được giao là cơ quan đầu mối quốc gia của Chương trình Thuỷ văn liên Chính phủ (IHP), các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu của Viện cần là nguồn nhân lực tiên phong chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, truyền tải, phát triển các định hướng nghiên cứu trong thời gian tới để đảm bảo gắn kết các chương trình của IHP qua việc triển khai Luật Tài nguyên nước, cũng như cần có hướng tiếp cận liên ngành để đóng góp ý kiến về vấn đề an ninh nguồn nước, làm căn cứ dự báo được lượng nước, kinh tế nước, xã hội hoá,….

TS. Trần Thanh Thuỷ - Viện Khoa học KTTV&BĐKH: Một số chương trình IHP ưu tiên cần nghiên cứu tại Việt Nam

img_8161.jpg
TS. Trần Thanh Thuỷ - Viện Khoa học KTTV&BĐKH trình bày tham luận

Trọng tâm của Chương trình IHP của UNESCO được thành lập năm 1975, là một chương trình dài hạn được thực hiện trong các giai đoạn 8 năm liên tiếp và tập trung vào giải quyết các thách thức về nước ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Đồng thời hỗ trợ các Quốc gia thành viên đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến nước và các chương trình nghị sự khác thông qua khoa học và giáo dục đến năm 2029.

Chương trình IHP với tầm nhìn hướng đến một thế giới sử dụng nguồn nước an toàn và là nơi người dân cũng như các tổ chức có đủ năng lực, kiến thức để đưa ra quyết định quản lý nước dựa trên cơ sở khoa học nhằm đạt sự phát triển bền vững và xây dựng xã hội, thông qua các lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục, dữ liệu, quản lý tổng hợp Tài nguyên nước và quản trị.

Theo đó, các chương trình nghiên cứu ưu tiên tại Việt Nam bao gồm thúc đẩy, phát triển và áp dụng các công cụ, cách tiếp cận có cơ sở khoa học để quản lý nước bền vững, quản lý rủi ro thiên tai, giải quyết các thách thức về an ninh nước; tăng cường quản trị nước để giảm nhẹ, thích ứng và chống chịu; tiến hành nghiên cứu thuỷ văn sinh thái, đánh giá tác động của các giải pháp dựa vào tự nhiên và chu trình nước.

Để tăng cường năng lực thể chế và con người trong chính sách và quản lý nước ngọt cũng như năng lực của các chuyên gia và kỹ thuật viên lành nghề trong giáo dục đại học và dạy nghề liên quan đến nước, cần xác định những lỗ hổng chính sách trong quản lý nước bền vững, từ đó cung cấp các công cụ thích hợp giải quyết những lỗ hổng trên. Đặc biệt chú trọng vào quản trị Tài nguyên nước, vì đây là một hệ thống kiểm soát việc ra quyết định, có vai trò cốt lõi ảnh hưởng đến phát triển bền vững tài nguyên nước.

Bên cạnh đó, các chương trình nghiên cứu cũng hướng đến nâng cao nhận thức thông qua các hệ thống giáo dục, thúc đẩy văn hoá mới về nước cho đông đảo các chuyên gia về nước và cộng đồng các nhà khoa học, trong đó có cả thanh niên và những người ra quyết định ở các lĩnh vực khác nhau trong việc quản lý tài nguyên nước.

Ở Châu Á, mô hình quản trị Tài nguyên nước của Nhật Bản và Hàn Quốc được đánh giá là tương đối phù hợp với Việt Nam. Theo hình thức quản lý nước thông thường, chủ thể quản lý đưa ra các quy định quản lý với hướng tiếp cận từ trên xuống; đối với quản trị thì các quyết định được ban hành theo hướng tiếp cận dựa trên nhu cầu từ dưới lên, kết hợp thực tiễn từ các nhóm địa phương hoặc theo lưu vực sông để từ đó ban hành thể chế áp dụng tương ứng, phù hợp, áp dụng cho quản lý lưu vực sông Hồng – Thái Bình,….

PGS.TS Doãn Hà Phong - Viện Khoa học KTTV&BĐKH: Mối quan hệ qua lại giữa quy hoạch TNN được đề xuất với quy hoạch có liên quan

img_8188.jpg
PGS.TS Doãn Hà Phong - Viện Khoa học KTTV&BĐKH trình bày nghiên cứu

Các mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia, trong đó, Quy hoạch quốc gia bao gồm: Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia; Quy hoạch không gian biển Quốc gia và Quy hoạch tổng thể quốc gia. Quy hoạch ngành Quốc gia bao gồm quy hoạch phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; Quy hoạch bảo vệ môi trường; Quy hoạch lâm nghiệp Quốc gia; Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản; Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn Quốc gia.

Về Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia, mục tiêu tầm nhìn đến 2050 đưa ra việc quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả tài nguyên nước, đảm bảo góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo thích ứng thiên tai và BĐKH. Đối với nhiệm vụ Quy hoạch không gian biển Quốc gia đã nêu rõ quy hoạch phải xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực khuyến khích phát triển, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường,… nhằm đảm bảo với Quy hoạch Tài nguyên nước giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 trong việc tuân thủ nguyên tắc khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước phân bố tại Việt Nam.

Hơn hết, với các cơ sở mục tiêu tổng thể, Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đề ra mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái thuỷ sinh: Giảm mức độ suy giảm các loài sinh vật thuỷ sinh, kiềm chế tốc độ suy giảm đa dạng sinh học, tạo điều kiện phục hồi một số loài sinh vật thuỷ sinh quý hiếm.

Nhằm xác định các mục tiêu về quản lý Tài nguyên nước, Quy hoạch Tài nguyên nước đã chỉ rõ quan điểm quản lý, khai thác sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước như việc phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra cần được thực hiện đồng bộ, thống nhất theo lĩnh vực sông, lưu vực sông, hướng tới bền vững và đảm bảo an ninh lương thực cũng như hài hoà lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia công tác ứng phó với BĐKH, sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước, đưa ra quan điểm phù hợp với Quy hoạch tổng thể Quốc gia.

Ngoài ra, Quy hoạch Tài nguyên nước cũng đề ra mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ diện tích rừng đầu nguồn, phát triển diện tích rừng phòng hộ ven biển, khôi phục diện tích rừng đầu nguồn đã bị suy thoái.

Dựa trên cơ sở mục tiêu tổng quát của từng Quy hoạch, Quy hoạch Tài nguyên nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 liên quan đến Quy hoạch mạng lưới trạm KTTV Quốc gia, cần thiết lập và hoàn chỉnh mạng lưới quan trắc chất lượng nước và hệ thống cơ sở dữ liệu về chất lượng nước trên 15 lưu vực sông lớn; Nghiên cứu lập các bản đồ nguy cơ về ngập lũ, hạn hán, khoanh định các vùng có nguy cơ xói lở bờ; phối hợp địa phương để xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn nước.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước từ Trung ương đến địa phương phải được xây dựng đồng bộ với hệ thống thông tin Quốc gia, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin minh bạch trong xây dựng và hoạch định chính sách quản lý tài nguyên nước các lưu vực sông trên toàn quốc, thích ứng với BĐKH và nước biển dâng,…

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia "hiến kế" thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo TN&MT

Cùng chuyên mục

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Tăng trưởng xanh không thể chạy theo phong trào
Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của thế giới, Việt Nam có thể xem đây là cơ hội, là động lực mới của tăng trưởng kinh tế.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.