Thứ hai, 29/04/2024 01:14 (GMT+7)

Công cụ giúp biết trước thành phố nào có thể bị nhấn chìm

MTĐT -  Thứ hai, 20/11/2017 10:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) vừa cung cấp một công cụ trực tuyến giúp mọi người đều có thể biết được những thành phố nào có nguy cơ bị nhấn chìm khi nước biển dâng.

Theo trang tin BGR, NASA vừa cung cấp một công cụ trực tuyến giúp mọi người có được hình dung rõ ràng hơn về nguy cơ biến mất của các thành phố, khu vực ven biển do biến đổi khí hậu.

Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (Jet Propulsion Laboratory) của NASA là đơn vị xây dựng công cụ trực tuyến này. Họ phát triển nó dựa trên lượng dữ liệu khổng lồ liên quan tới độ dày của các tảng băng trên toàn cầu, tốc độ tan chảy của chúng và vị trí địa lý của những tảng băng đó liên quan tới những thành phố ven biển.

Công cụ cảnh báo này giúp mọi người biết chính xác những thành phố nào đang đối mặt với nguy cơ bị đại dương "nuốt gọn" và những tảng băng cụ thể nào sẽ gây ra thảm kịch đó.

Chỉ cần bấm chuột vào bất cứ khu vực nào trong số gần 300 thành phố ven biển trên thế giới, trang web sẽ hiện lên thông tin liên quan đến nguy cơ mà thành phố đối mặt.

Chẳng hạn khi bấm vào thành phố Miami, người ta sẽ thấy tình trạng tan băng ở Greenland, Alaska và Nam Cực là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nước biển dâng ở vùng biển gần thành phố này.

Một thông tin khoa học đặc biệt thú vị trong công cụ mới của NASA là nó tiết lộ trên thực tế, hậu quả của tình trạng tan băng ở gần một thành phố lại không nguy hiểm so với tình trạng tan băng ở nơi xa hơn, tất cả những điều này tùy thuộc vào trọng lực (lực hấp dẫn).

Do đó, khi một lục địa lớn tan chảy một khối lượng băng đáng kể, nó sẽ khiến trọng lực giảm đi, theo đó mực nước biển tại đó trên thực tế không tăng mà lại giảm, nhưng sẽ tăng ở những nơi khác.

Đây là thực tế đang diễn ra tại Iceland, sau khi ở Greenland xảy ra tình trạng tan băng số lượng lớn, mực nước biển của Iceland là khu vực gần Greenland đã không tăng, nhưng cùng lúc đó, mực nước biển ở những nơi khác trên thế giới, trong đó có Mỹ, lại dâng lên.

Bạn đang đọc bài viết Công cụ giúp biết trước thành phố nào có thể bị nhấn chìm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Báo KH&CN

Cùng chuyên mục

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Tăng trưởng xanh không thể chạy theo phong trào
Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của thế giới, Việt Nam có thể xem đây là cơ hội, là động lực mới của tăng trưởng kinh tế.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.