Thứ hai, 29/04/2024 01:33 (GMT+7)

Cúng ông Công, ông Táo cần chuẩn bị những gì?

MTĐT -  Thứ hai, 13/01/2020 15:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt đều chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo tươm tất để cầu xin một năm đủ đầy, êm ấm.

Theo dân gian truyền miệng, Táo quân cai quản bếp lửa và nắm rõ mọi chuyện trong nhà nên mọi người thường làm lễ tiễn ông Táo về chầu Trời rất trang trọng với ước muốn cầu xin những điều đẹp đẽ đến với cả gia đình trong năm mới.

Lễ cúng ông Công ông Táo có thể bắt đầu từ tối ngày 22 tháng Chạp đến 12h ngày 23 tháng Chạp. Theo đó, giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là giờ mà Táo quân đã có mặt trên Thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc tốt xấu của gia chủ. Vì vậy cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Táo về chầu trời trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Thông thường, mâm cỗ cúng truyền thống bao gồm rất nhiều món, bao giờ cũng có lễ vật và các món ăn.

Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.

Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.

Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Vàng mã cúng ông Công, ông Táo gồm quần áo, hia, tiền âm phủ được đốt đi sau khi cúng vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Tiếp đó, gia chủ mới lập bài vị mới cho Táo công.

Quá trình cúng ông Công, ông Táo phải được làm trước thời điểm ông Táo cưỡi cá chép về trời tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Trong mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo nhất định phải có cá chép. Nhiều vùng miền còn cúng cá chép sống với ý nghĩa "cá chép hóa rồng" để đưa các vị Táo về thiên đình. Nếu không có thời gian cũng như điều kiện mua cá sống, các gia đình có thể hóa cá chép giấy cùng với vàng mã và các loại tiền âm phủ.

Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép.

Sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái, khi hết tuần hương, gia đình có thể lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao, hồ, sông, suối...

Tại miền Trung, các gia đình thường cúng ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Người miền Nam thì gia chủ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Một số lưu ý khi bạn tiến hành làm lễ cúng ông công và ông táo như sau:

- Lễ vật để cúng thì cần phải lưu ý về màu sắc của mũ, áo cũng như hia hài của các táo (tuỳ thuộc vào ngũ hành của năm đó). Ví dụ năm 2020 ngũ hành là Thổ... thì chủ về các màu như vàng, nâu, tím, đỏ... là thích hợp.

- Nếu đã cúng cá chép sống thì không nên cúng thêm cá chép giấy và ngược lại.

- Sau khi bạn mua cá chép sống về thì bạn nên thả cá chép vào một chiếc bát có chứa nước sạch, cũng có thể cho thêm một vài cọng rong rêu nhỏ vào bát nếu như muốn để lâu, và khi cúng thì để bát cá chép sống ở cạnh bên mâm cỗ cúng. Khi thả cá thì tìm nơi ao hồ sông suối sạch để thả và nhớ đừng ném cả bao hay túi nilon xuống hồ cùng cá gây ô nhiễm.

- Cách thả cá: dùng hai tay nâng bát hoặc bao đựng cá, đỡ và thả để cá từ từ bơi ra ngoài, tránh thả cá kiểu ném quăng ra hồ ao không mang tính tôn nghiêm.

Tóm lại, những lễ vật chuẩn bị để cúng ông Công ông Táo về trời không nhất thiết phải quá long trọng và linh đình, bởi quan trọng nhất ở đây là gia chủ phải có tấm lòng thành là được. Việc khấn cúng nếu không sử dụng bài cúng thì cứ khấn cúng nôm theo tâm ý của bản thân với sự thành tâm kính ý là tốt.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Cúng ông Công, ông Táo cần chuẩn bị những gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.