Thứ bảy, 27/04/2024 23:53 (GMT+7)

Cúng rằm tháng Chạp năm 2023 vào ngày nào, giờ nào? Lễ cúng gồm những gì?

MTĐT -  Thứ năm, 05/01/2023 11:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Rằm tháng Chạp là ngày Rằm cuối cùng của năm. Vậy, mâm cỗ cúng trong ngày này có gì khác biệt so với những ngày Rằm khác không?

Cúng Rằm tháng Chạp năm 2023 vào ngày nào, giờ nào đẹp?

Cúng Rằm tháng Chạp được coi là một nghi lễ quan trọng của người Việt vì đây là lễ cúng tổng kết cho 1 năm, tri ân đến tổ tiên và tạ ơn các vị thần linh. Do đó, lễ cúng thường được chuẩn bị chỉn chu, tươm tất.

Theo chuyên gia phong thủy, tháng Chạp năm nay (năm Nhâm Dần) có 2 ngày tốt, rất phù hợp để thực hiện nghi lễ cúng Rằm, bao gồm:

- Ngày 14/12 âm lịch (tức ngày 5/1/2023 dương lịch): rơi vào thứ Năm, ngày Quý Hợi cát lành, tốt cho mọi việc.

- Ngày 15/12 âm lịch (tức ngày 6/1/2022 dương lịch): rơi vào thứ Sáu, ngày Giáp Tý cát lành, tốt cho mọi việc, nhất là cầu cúng.

tm-img-alt
Mâm cỗ cúng rằm tháng chạp (Ảnh minh họa).

Cúng Rằm Tháng Chạp 2023 vào giờ nào đẹp?

Trong ngày 14 tháng Chạp

Giờ đẹp để cúng Rằm tháng Chạp năm 2023 để đón may mắn, tài lộc vào nhà gồm những khung giờ:

- Bính Thìn (7h-9h): Tư Mệnh

- Mậu Ngọ (11h-13h): Thanh Long

- Kỷ Mùi (13h-15h): Minh Đường

- Nhâm Tuất (19h-21h): Kim Quỹ

Trong ngày 15 tháng Chạp

Các khung giờ đẹp để cúng Rằm tháng Chạp trong ngày 15 gồm:

- Đinh Mão (5h-7h): Ngọc Đường

- Canh Ngọ (11h-13h): Tư Mệnh

- Nhâm Thân (15h-17h): Thanh Long

- Quý Dậu (17h-19h): Minh Đường

Lưu ý: Không nên tiến hành lễ cúng Rằm quá khuya mà nên cúng vào ban ngày hoặc tầm chiều tối, tốt nhất là thực hiện trước khi trời tối.

Lễ cúng rằm tháng Chạp

Tùy theo tập tục của mỗi địa phương mà lễ cúng rằm tháng Chạp có những khác biệt. Tuy nhiên về cơ bản, các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ chay và mâm cỗ mặn.

Mâm cỗ chay gồm có:

- Nến hoặc đèn

- Hương

- Nước sạch

- Trầu cau

- Trái cây

- Hoa tươi

Mâm cỗ mặn gồm:

- Gà luộc (chọn gà trống)

- Xôi đỗ hoặc xôi gấc

- Canh miến

- Giò hoặc chả

- Món xào (như thịt bò xào, lòng gà xào giá)

- Rượu gạo và một vài món mặn khác.

Tùy vào điều kiện và quan điểm, tín ngưỡng mà các gia đình lựa chọn có làm mâm cỗ mặn hay không. Điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm.

Truyền thống của người Việt Nam thường cúng rằm tháng Chạp đúng ngày. Rằm tháng Chạp năm nay rơi vào thứ Sáu ngày 6/1/2023.  

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Cúng rằm tháng Chạp năm 2023 vào ngày nào, giờ nào? Lễ cúng gồm những gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề