Thứ bảy, 27/04/2024 18:39 (GMT+7)

Đã kết nối được nguồn thuốc cho 3 bệnh nhân ngộ độc botulinum

Bảo My -  Thứ hai, 22/05/2023 15:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trước đó, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết việc điều trị cho 3 người lớn ngộ độc botulinum sau khi ăn chả lụa rất gian nan vì không còn thuốc giải.

Liên quan đến việc hết thuốc giải độc botulinum điều trị 3 bệnh nhân ngộ độc botulinum ở TP HCM, sáng 22-5, đại diện Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết thuốc giải độc tố botulinum là loại thuốc rất hiếm. Do mỗi năm cả nước chỉ có vài ca bệnh nên các bệnh viện thường không dự trù đủ.

Đã kết nối được nguồn thuốc cho 3 bệnh nhân ngộ độc botulinum - Ảnh 1.

Thuốc giải độc botulinum là loại thuốc hiếm có giá khoảng 8.000 USD/lọ

Theo đại diện Cục Quản lý Dược, hiện nguồn cung thuốc giải độc botulinum vẫn có, các bệnh viện đang liên hệ để đặt hàng. "Chúng tôi đã liên hệ với nhà nhập khẩu là Công ty CPC1 và được biết Bệnh viện Chợ Rẫy đã trao đổi với công ty về việc đặt hàng. Phía nhà nhập khẩu cũng đã liên hệ với nhà cung cứng phía nước ngoài để làm các thủ tục nhập khẩu" - Cục Quản lý Dược nói.

Bộ Y tế cũng đã liên hệ với Tổ chức Y tế thế giới hỗ trợ thuốc trong tình huống nếu Việt Nam không mua được thuốc giải độc botulinum.

Theo bác sĩ điều trị, việc cứu các bệnh nhân này không có phương án thay thế ngoài việc sử dụng thuốc giải độc botulinum. Đây là loại thuốc rất hiếm và đắt đỏ, chỉ có một hãng dược ở Canada sản xuất và có giá lên đến 8.000 USD/lọ.

Trước đó, Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh thông báo về sự xuất hiện 3 ca nhiễm độc botulinum trên địa bàn. Đó là 3 người dân trên địa bàn thành phố Thủ Đức với các triệu chứng nhiễm độc sau khi ăn món chả lụa và mắm. Điều đáng lo ngại là các bệnh viện khu vực phía Nam không còn thuốc giải độc đặc hiệu.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, ngày 15/5, đơn vị này tiếp nhận một bệnh nhân 26 tuổi, ngụ thành phố Thủ Đức với trạng thái yếu cơ, khó nuốt. Theo lời kể của bệnh nhân, ngày 13/5, anh và em trai ruột 18 tuổi có mua chả lụa từ một người bán dạo để ăn với bánh mì. Chả lụa được gói kín trong lớp bao nilon và một lớp lá chuối. Sau ăn, cả hai anh em đều có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, đau đầu choáng váng và đau bụng, có biểu hiện bị tiêu chảy. Sau đó đến ngày 14/5 và 15/5 thì tình trạng tiến triển nhiều hơn và bắt đầu yếu cơ, khó nuốt. Do người em 18 tuổi có diễn biến yếu sức cơ, khó nuốt sớm hơn nên nhập viện điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh. Còn người anh thì có triệu chứng nhẹ hơn nên tự đến Bệnh viện Chợ Rẫy khám và được chỉ định nhập viện vào ngày hôm sau.

Cùng thời điểm, ngày 15/5, Bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh cũng tiếp nhận một nam bệnh nhân 45 tuổi trong tình trạng tương tự: yếu sức cơ, khó nuốt. Bệnh nhân này xuất hiện triệu chứng sau khi ăn mắm ủ lâu ngày. Sau khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân nhiễm độc Botulinum nên đã liên hệ Bệnh viện Chợ Rẫy để hỗ trợ. Riêng bệnh nhân 45 tuổi tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã được xét nghiệm PCR và xác định có sự hiện diện của độc tố Botulinum. Sau khi hội chẩn liên viện, các bác sĩ ba bệnh viện khẳng định, 90% các trường hợp này là ngộ độc Botulinum và nguồn gốc từ thức ăn.

Các bác sĩ của ba bệnh viện thống nhất chuyển bệnh nhân 18 tuổi từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới về Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục điều trị. Còn bệnh nhân 45 tuổi vẫn điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định.

Về tình trạng bệnh, hiện bệnh nhân 18 tuổi và 45 tuổi phải thở máy, sức cơ chỉ còn 1/5, còn bệnh nhân 26 tuổi sức sơ còn 3/5-4/5, tức là còn có thể cử động được một chút và có thể tự thở được, chưa phải thở máy. Tuy nhiên, các bác sĩ dự báo trong vài ngày tới bệnh nhân 26 tuổi cũng sẽ phải hỗ trợ thở máy.

Liên quan đến vấn đề điều trị, bác sĩ Lê Quốc Hùng cho biết, hiện nay thuốc BAT giải độc đặc hiệu ngộ độc Botulinum đã không còn nên các bác sĩ chỉ có thể điều trị hỗ trợ chủ yếu là nuôi dưỡng và thở máy. Nếu bệnh nhân ngộ độc Botulinum được sử dụng thuốc BAT giải độc đặc hiệu sớm thì chỉ trong vòng 48 giờ đến 72 giờ có khả năng thoát ra khỏi tình trạng bị liệt và cũng không phải đưa tới tình trạng phải thở máy.Trung bình từ 5 đến 7 ngày thì bệnh nhân có thể hồi phục, tập vật lý trị liệu để trở về với cuộc sống bình thường, sức khỏe ổn định trở lại.

Nếu không có thuốc giải độc thì thời gian trung bình thở máy của bệnh nhân phải kéo dài từ 3 đến 6 tháng và nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng. Do đó, nếu không có thuốc thì các bác sĩ điều trị phải đối diện với rất nhiều thách thức trong quá trình theo dõi điều trị cho bệnh nhân.

Trước đó, ngày 15/5, các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy đã điều trị cho 3 bệnh nhi nhiễm độc botulinum do ăn chả lụa./.

Bạn đang đọc bài viết Đã kết nối được nguồn thuốc cho 3 bệnh nhân ngộ độc botulinum. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề