Thứ hai, 29/04/2024 08:34 (GMT+7)

Đà Lạt chính thức đưa Dinh Tỉnh trưởng, Dinh Nguyễn Hữu Hào ra khỏi nhóm bảo tồn cao nhất

MTĐT -  Thứ bảy, 09/09/2023 12:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quyết định mới về quản lý, sử dụng quỹ biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã chính thức điều chuyển vị trí phân loại của Dinh Tỉnh trưởng và Dinh Nguyễn Hữu Hào từ nhóm 1 xuống nhóm 2.

Đồng thời bổ sung một quy định mới: "Đối với nhà biệt thự thuộc khu vực đã có quy hoạch chi tiết thì thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt”. Đây có thể xem là động thái "mở đường" pháp lý để cải tạo Dinh Tỉnh trưởng theo đồ án quy hoạch khu vực trung tâm Hòa Bình...

UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 9.6 đã ký Quyết định số 53 ban hành quy định quản lý, sử dụng quỹ biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 22.9.2023 và thay thế Quyết định số 47 ngày 8.12.2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quy định bảo tồn, quản lý, sử dụng quỹ biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

Theo đó, Quyết định số 53 chính thức điều chuyển vị trí của Dinh Tỉnh trưởng và Dinh Nguyễn Hữu Hào từ nhóm 1 (theo Quyết định số 47) xuống nhóm 2.

tm-img-alt
Dinh Tỉnh trưởng. Ảnh TL
tm-img-alt
Dinh Nguyễn Hữu Hào. Ảnh TL

Cụ thể, theo phân loại mới:

Biệt thự nhóm một: Là biệt thự có giá trị điển hình về nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan và có giá trị lịch sử, văn hóa. Gồm 3 nhà biệt thự:

Đà Lạt chính thức đưa Dinh Tỉnh trưởng, Dinh Nguyễn Hữu Hào ra khỏi nhóm bảo tồn cao nhất

Biệt thự nhóm hai: Là biệt thự không thuộc biệt thự nhóm một nhưng có giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan, lịch sử, văn hóa. Gồm 69 nhà biệt thự:

Đà Lạt chính thức đưa Dinh Tỉnh trưởng, Dinh Nguyễn Hữu Hào ra khỏi nhóm bảo tồn cao nhất

Biệt thự nhóm ba: Là biệt thự không thuộc biệt thự nhóm một và biệt thự nhóm hai. Gồm 94 nhà biệt thự:

Đà Lạt chính thức đưa Dinh Tỉnh trưởng, Dinh Nguyễn Hữu Hào ra khỏi nhóm bảo tồn cao nhất

Việc cải tạo nhà biệt thự được thực hiện theo quy định pháp luật về nhà ở, xây dựng, quy hoạch, kiến trúc, quản lý di sản văn hóa, các quy định khác có liên quan. Cụ thể:

Đối với nhà biệt thự nhóm một: Khi cải tạo phải giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao.

Đối với nhà biệt thự nhóm hai: Khi cải tạo phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài.

Đối với nhà biệt thự nhóm ba: Được cải tạo, nâng cấp không gian bên trong, bên ngoài công trình; thực hiện theo các quy định của pháp luật về quy hoạch, kiến trúc và pháp luật về xây dựng.

“Đối với nhà biệt thự thuộc khu vực đã có quy hoạch chi tiết thì thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt” – một quy định mới của Quyết định số 53 so với Quyết định số 47.

Cũng theo Quyết định số 53, không được phá dỡ nhà biệt thự nhóm một và nhóm hai nếu chưa bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ theo xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Đại diện chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý nhà biệt thự có trách nhiệm thực hiện phá dỡ nhà biệt thự nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định của pháp luật để thực hiện phá dỡ; trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà biệt thự thì chủ đầu tư có trách nhiệm phá dỡ nhà biệt thự.

Đối với nhà biệt thự nhóm một, nhóm hai khi xây dựng lại phải đảm bảo đúng theo kiến trúc ban đầu, sử dụng đúng loại vật liệu, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao của nhà biệt thự cũ. Đối với nhà biệt thự nhóm ba được phép xây dựng mới theo quy hoạch, phù hợp với kiến trúc, cảnh quan của khu vực...

Trong diễn biến liên quan đến Dinh Tỉnh trưởng, như Người Đô Thị đã thông tin, Lâm Đồng đã tiến hành lấy ý kiến sở ngành về nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, tỷ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, thành phố Đà Lạt.

Đà Lạt chính thức đưa Dinh Tỉnh trưởng, Dinh Nguyễn Hữu Hào ra khỏi nhóm bảo tồn cao nhất
Theo phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh ban đầu, đã được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng chọn, Dinh Tỉnh trưởng sẽ nâng lên 28m, phần dưới và xung quanh xây tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ... Khái toán tổng chi phí đầu tư, xây dựng dự án Khu Hòa Bình do Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh từng đưa ra là 7.675 tỷ đồng, trong đó chi phí đền bù giải phóng mặt bằng khu vực đồi Dinh là 751 tỷ đồng

Hầu hết các ý kiến các sở ngành tỉnh Lâm Đồng đã đồng thuận với nội dung đề xuất điều chỉnh cục bộ. Đặc biệt là việc điều chỉnh chức năng của khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng từ "khách sạn” sang “trung tâm hội nghị, hội thảo kết hợp chức năng dịch vụ hỗ trợ (thương mại, dịch vụ, khách sạn)” trên cơ sở tổ chức không gian và hình thức kiến trúc mới gắn kết với công trình hiện trạng, hài hòa với kiến trúc, cảnh quan khu vực để hình thành điểm nhấn, kiến trúc cảnh quan.

Cần nhấn mạnh, từ khi UBND tỉnh Lâm Đồng có chủ trương di dời Dinh Tỉnh trưởng (nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh Dinh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ…), thì Quyết định số 47 ngày 8.12.2017 của UBND tỉnh quy định bảo tồn, quản lý, sử dụng quỹ biệt thự thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt (trong đó Dinh Tỉnh trưởng được phân loại biệt thự nhóm 1) đã trở thành một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để các chuyên gia quy hoạch, kiến trúc sư và những người bảo vệ di sản viện dẫn nhằm bảo vệ nguyên trạng khu vực đồi Dinh và Dinh Tỉnh trưởng.

Cụ thể hơn, tại văn bản số 827 ngày 10.6.2021 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng gửi Sở Xây dựng Lâm Đồng báo cáo thống kê nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, đã cho biết: Dinh Tỉnh trưởng cũ (tọa lạc tại số 01, đường Lý Tự Trọng) là một trong những biệt thự gắn với di tích, lịch sử, chính trị, văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc.

“Vì đây là một biệt thự có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nằm trong diện bảo tồn, nên Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Lâm Đồng xin đề xuất cần có một khoản kinh phí hàng năm để bảo trì, cải tạo và sử dụng khai thác hiệu quả biệt thự này”, báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cho biết.

Bạn đang đọc bài viết Đà Lạt chính thức đưa Dinh Tỉnh trưởng, Dinh Nguyễn Hữu Hào ra khỏi nhóm bảo tồn cao nhất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Người đô thị

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.