Thứ hai, 29/04/2024 08:53 (GMT+7)

Đắk Nông: Bón phân thông qua nước tưới cho cà phê vối

MTĐT -  Thứ ba, 07/03/2023 16:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ xây dựng mô hình bón phân thông qua nước tưới cho cà phê vối” đã lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt tại vườn cà phê của 10 hộ dân trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.

Cà phê vối (tên khoa học Coffea Robusta) là loại cà phê được trồng nhiều nhất ở Việt Nam do thích nghi tốt với khí hậu, thổ nhưỡng, ít sâu bệnh.

Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông, cà phê là một trong các cây trồng chủ lực với tổng diện tích hơn 125.000 ha và xu hướng tăng, đứng thứ 3 trong khu vực Tây Nguyên.

Thách thức chính trong sản xuất cà phê hiện nay của huyện Đắk Mil, cũng như toàn tỉnh Đắk Nông, là thiếu nước tưới, ảnh hưởng lớn đến năng suất cây khi hạn hán kéo dài. Vì thế, một quy trình hoàn thiện, tích hợp giữa bón phân cân đối và tưới nước tiết kiệm là giải pháp phù hợp.

Từ năm 2020 - 2022, Trung tâm Thông tin kỹ thuật và ứng dụng KH-CN tỉnh Đắk Nông triển khai dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ xây dựng mô hình bón phân thông qua nước tưới cho cà phê vối”. Dự án thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển KT - XH nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số”.

Mô hình bón phân thông qua nước tưới cho cây cà phê vối tại huyện Đăk Mil
Mô hình bón phân thông qua nước tưới cho cây cà phê vối tại huyện Đăk Mil. Ảnh: TT

Theo đó, dự án đã lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt, trên tổng diện tích 20ha cà phê của 10 hộ dân thuộc 4 xã của huyện Đăk Mil, gồm: Đăk Sắc, Thuận An, Đăk Lao và Đăk Ndrot. Khi tham gia Dự án, các hộ dân được hỗ trợ lắp đặt thiết bị tưới nước nhỏ giọt, kết hợp bón phân theo công nghệ Israel, hỗ trợ phân lân hòa tan trong vòng 2 năm (1,25 tấn/ hộ/ năm).

Theo ông Lê Xuân Quả, Giám đốc Trung tâm Thông tin kỹ thuật và ứng dụng KH-CN tỉnh Đắk Nông, thiết bị tưới nhỏ giọt do Công ty Cổ phần công nghệ tưới Khang Thịnh (TPHCM) cung cấp, trong đó một số bộ phận chính được nhập khẩu từ Isarel, còn các đường ống dẫn nước do trong nước sản xuất, với chi phí ban đầu khoảng 60 triệu đồng/ha. Mặc dù đầu tư ban đầu lớn hơn so với tưới tiêu truyền thống (khoảng 10 triệu/ha), nhưng với lưu lượng nước tưới thích hợp, hệ thống giúp tiết kiệm hơn 20% lượng nước tưới mỗi năm. Đồng thời, tăng khoảng 20% sản lượng, bởi phương pháp này hoàn toàn có thể chủ động cung cấp phân bón thông qua nước tưới, giúp cây trồng hấp thụ triệt để phân bón. Ngoài ra, mô hình còn giúp các hộ dân tiết kiệm chi phí công lao động, lượng phân bón so với tưới truyền thống từ 15 - 20%.

Cùng với việc lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân, Trung tâm còn tổ chức lớp đào tạo kỹ thuật viên nhằm chuyển giao kỹ thuật vận hành hệ thống, quy trình tưới để cây trổ hoa đồng loạt, cũng như mức cung cấp dinh dưỡng phù hợp từng giai đoạn phát triển của cây.

Sau khi dự án kết thúc, nhận thấy mô hình có hiệu quả, nhiều hộ dân ở Đắk Mil đã tự đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm. Trung tâm Thông tin kỹ thuật và ứng dụng KH-CN tỉnh Đắk Nông cũng sẵn sàng chuyển giao, hướng dẫn quy trình và giới thiệu thiết bị tưới cho các hộ dân có nhu cầu.

Bạn đang đọc bài viết Đắk Nông: Bón phân thông qua nước tưới cho cà phê vối. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Thạch Thảo/KH&PT

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.