Thứ bảy, 27/04/2024 17:48 (GMT+7)

Diễn đàn "Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero 2050): Từ cam kết đến hành động"

An Hạ -  Chủ nhật, 15/01/2023 08:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Diễn đàn là một trong những gợi mở để Việt Nam có thể hiện thực hóa cam kết Net Zero vào năm 2050.

Tại Diễn đàn, đại diện Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các cơ quan Nhà nước như Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ TN&MT, Bộ GTVT, Bộ NN&PTNNT, Bộ Xây dựng, VCCI, VUSTA… và chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực môi trường, kinh tế môi trường, các doanh nghiệp sẽ trình bày những quan điểm, nêu ra các sáng kiến, giải pháp để Việt Nam có thể hiện thực hóa cam kết Net Zero vào năm 2050.

Ngoài tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, Diễn đàn "Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero 2050): Từ cam kết đến hành động" sẽ được họp trực tuyến qua các ứng dụng 4.0. Các ý kiến từ Diễn đàn sẽ được Ban tổ chức tập hợp lại và gửi đến các cơ quan hữu quan trong thời gian sớm nhất.

Theo các chuyên gia, bất cứ lộ trình giảm phát thải nào đều cần có quyết tâm cao từ các cơ quan Chính phủ và sự ủng hộ, tham gia tích cực của cộng đồng, khối doanh nghiệp. Tại Diễn đàn "Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero 2050): Từ cam kết đến hành động" vừa được tổ chức tại Hà Nội, các chuyên gia khẳng định, bất cứ lộ trình giảm phát thải nào cũng đều cần quyết tâm từ các cơ quan quản lý và sự ủng hộ, tham gia tích cực của cộng đồng, doanh nghiệp.

Phát biểu đề dẫn tại diễn đàn, PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay. Tại COP26 (2021), Việt Nam đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế nhờ những cam kết mạnh mẽ (Đưa phát thải carbon về 0 vào năm 2050). Ngay sau đó, Chính phủ lập tức thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng các để án và kế hoạch hành động nhằm hiện thực hóa cam kết của Thủ tướng tại COP26.

tm-img-alt
Toàn cảnh diễn đàn.

Theo TS. Đỗ Nam Thắng – Đại học Quốc gia Úc, quốc tế đánh giá rất cao cam kết của Việt Nam tại COP26 cùng những hành động nhanh, quyết liệt của các cơ quan Chính phủ trong việc triển khai cam kết này. Điều này cũng đem đến những cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc thu hút các nguồn tài chính quốc tế cho các mục tiêu biến đổi khí hậu. Việc Úc áp dụng 4 bước cơ bản nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Điều đầu tiên cần làm là thực hiện tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Đây là bước tốn ít chi phí nhất nhưng đem lại hiệu quả cao. Việt Nam đã có Luật quy định và sẽ cần thúc đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Bước thứ 2 là chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo trong sản xuất điện. Dự thảo Quy hoạch Điện 8 của Việt Nam đã ghi nhận những chuyển biến tích cực về vấn đề này và nếu được thông qua, đây sẽ là động lực rất lớn của ngành Điện. Việc tạo ra nguồn điện không gây ô nhiễm là tiền đề thực hiện bước thứ 3, đó là điện hóa tất cả các quy trình sản xuất công nghiệp và dịch vụ tiêu tốn năng lượng. Bước cuối cùng là tăng cường hấp thụ khí nhà kính thông qua bảo vệ, phát triển rừng và hệ sinh thái trên biển.

Để đạt phát thải ròng bằng 0 cần sự hợp tác của các Bên liên quan, trong đó, Chính phủ đóng vai trò dẫn dắt, tạo hành lang pháp lý thuận lợi. Doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào sản xuất và cũng là bên tiêu dùng năng lượng lớn, là đối tượng chính phải giảm phát thải. Bên cạnh đó, tiếng nói của cộng đồng, các tổ chức xã hội dân sự, giới khoa học cũng rất quan trọng, đặc biệt trong chuyển đổi nhận thức, hành động trong những vấn đề như tiêu dùng giảm phát thải, giá năng lượng…

Theo ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT, năm 2022, Việt Nam cùng các đối tác quốc tế đã thông qua Tuyên bố chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Thông qua cơ chế này, Việt Nam có thể nhận được hơn 15 tỷ USD từ các nước đối tác, nhưng đi kèm là áp lực nặng nề về giảm phát thải từ điện than hằng năm. Việt Nam sẽ phải đạt đỉnh phát thải vào năm 2030 thay vì 2035 như mục tiêu trước đây và sẽ phải nỗ lực rất nhiều để đạt phát thải ròng bằng 0.

Để thúc đẩy tiến trình này, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có những quy định về kinh tế tuần hoàn, cũng như quy định về chi trả dịch vụ hệ sinh thái, người gây ô nhiễm phải trả tiền… Muốn phát thải ròng bằng 0, các ngành kinh tế và các địa phương đều phải phát thải ròng bằng 0. Vì thế, cần lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quốc gia, các ngành, địa phương, doanh nghiệp. Một vấn đề nữa là xây dựng tiêu chí phân loại xanh để giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn nhanh hơn. Hiện nay, Bộ TN&MT đã trình Chính phủ dự thảo Quyết định về ban hành tiêu chí môi trường và xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh. Trong năm nay, Bộ cũng sẽ xây dựng Kế hoạch quốc gia về kinh tế tuần hoàn.

Tại diễn đàn, đại diện các Bộ, ngành liên quan và chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực môi trường, kinh tế môi trường, các doanh nghiệp đã trình bày những quan điểm, nêu ra các sáng kiến, giải pháp thực tiễn về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; phát triển thị trường carbon và xây dựng công cụ kiểm soát khí nhà kính; phát triển các nguồn vốn tài chính xanh, trái phiếu xanh của Việt Nam và quốc tế. Đây là những gợi mở để Việt Nam có thể hiện thực hóa cam kết Net Zero vào năm 2050.

Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định quyết tâm và trách nhiệm của Việt Nam đối với vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo đó, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đưa ra cam kết đến năm 2050, Việt Nam sẽ đạt được mức phát thải bằng 0.

Ngay sau COP26, Việt Nam lập tức có hàng loạt các hành động, bước đi mạnh mẽ để hiện thực những cam kết đó. Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết tại COP26 được thành lập do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng ban đã nhận được sự đánh giá cao từ cộng đồng quốc tế.

Bên cạnh đó, hàng loạt các chương trình đã được Chính phủ và các bộ, ngành đưa ra triển khai như: Hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26; Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050…

Đến năm 2022, tại COP27, một lần nữa, phái đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà (hiện là Phó Thủ tướng Chính phủ) làm trưởng đoàn đã tái khẳng định trước toàn thế giới về cam kết của Việt Nam đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Bạn đang đọc bài viết Diễn đàn "Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero 2050): Từ cam kết đến hành động". Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề