Thứ hai, 29/04/2024 11:07 (GMT+7)

Điệu Bolero trên những bức tường cũ

MTĐT -  Thứ ba, 15/06/2021 17:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong con hẻm 64 Nguyễn Khoái quận 4, trên những bức tường rào, bên trong mặt tiền nhà ở, phòng trọ là những bức bích họa hiền hòa, giản dị mà họa sĩ Nguyễn Văn Minh cẩn mẫn thực hiện hơn 10 năm nay.

Điệu Bolero dặt dìu trên những bức tường cũ, nhỏ hẹp của hẻm ngõ bình dân. Màu sắc không chỉ là ngôn ngữ, nó còn là tiếng hát “nhà em có hoa vàng trước ngõ”, “tôi ở ngoại ô một căn nhà xinh có hoa thơm trái lành… v.v…” vốn là khái niệm của những xóm ngõ bình dân của Sài Gòn hàng nửa thế kỷ trước.

Giờ đây những con hẻm bình dân, chật chội, quanh co cũng đang cất lên tiếng hát của mình. Chẳng cầu kỳ chi, chẳng phải thứ graffiti lộng lẫy. Nó chỉ là những bông hoa bé nhỏ một kiểu trang trí quen thuộc như phông màn đám cưới, tiệc tùng cũng lại bình dân như con hẻm phố phường bình dân của Sài Gòn.

Có chút sắc màu con hẻm đỡ buồn.

Có thêm hoa cỏ con hẻm cũng vui.

Người họa sĩ hiền hòa nào đó cũng lặng lẽ mỗi ngày viết những ca khúc bình dị bằng màu sắc cũng không đắt tiền của mình lên những bức tường kia.
Điệu Bolero cứ thế reo vui mỗi ngày trong xóm hẻm…

Những bức tường nhuốm màu thời gian được thay áo mới bằng những bức bích họa tươi vui. Ban đầu chỉ là một hai nơi, nay thì hầu như mọi ngõ ngách trong con hẻm nhỏ này đều phủ tranh gần hết. Không những thay đổi diện mạo mà cả nếp sống cũng được “nâng chất”: gọn gàng hơn, tinh tươm hơn, cái tình cũng gắn kết hơn. Không chỉ là tranh, các bức tường còn khoác thêm những thông điệp mang tính thời sự như “Việt Nam tạm đẩy lùi Covid, hy vọng sẽ triệt tiêu chúng...”

Bức tranh với những cành đào đang bung hoa khoe sắc... vậy là tết đã đến bên hiên nhà. Không chỉ là hoa cỏ mùa xuân một thông điệp mà “người họa sĩ già” muốn gửi gắm đến mọi người là dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta HÃY CỐ VƯƠN LÊN MÀ SỐNG

Một chút sắc hồng của cành đào Tây Bắc, một góc hoa cỏ Đà Lạt hay đơn giản chỉ là “cơm bình dân, kính mời”, “cà phê ngày mới, kính mời”, “phở, mì, hủ tíu, bánh canh, bánh cuốn, bún măng... thay đổi mỗi ngày, kính mời”...

Trước kia đây chỉ là lối qua lại của cư dân bên trong, nay họa sĩ Nguyễn Văn Minh đã biến hóa nó thành một trong những điểm check in của nhiều người. Trước kia ông tự bỏ tiền ra mua sơn để vẽ, nay thì có nhiều đến tặng sơn, trò chuyện, phụ giúp. Nó còn được giới thiệu rộng rãi ra với thế giới bên ngoài. Cho và nhận, nhận rồi cho vòng tròn nhân văn cứ thế lan tỏa.

Theo Đỗ Trung Quân - Trần Việt Đức/ Người Đô Thị

Bạn đang đọc bài viết Điệu Bolero trên những bức tường cũ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.