Thứ sáu, 03/05/2024 17:56 (GMT+7)

Đông đảo du khách thập phương đổ về lễ hội Gióng 2024

Minh Thư -  Chủ nhật, 18/02/2024 10:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lễ hội Gióng 2024 chính thức được khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, Tp.Hà Nội) thu hút hàng nghìn du khách thập phương.

Khai hội từ mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn, hội đền Gióng thu hút đông đảo khách thập phương đến thưởng ngoãn, lan tỏa nhiều giá trị văn hóa đặc sắc vùng đất Thánh.

Hội Gióng đền Sóc đầu Xuân đã trở thành nét đẹp truyền thống trong cộng đồng dân cư huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn Đức Thánh Gióng trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước từ thuở bình minh lịch sử của dân tộc (theo truyền thuyết). Nét đặc biệt của ngày hội không chỉ ở những nghi thức tế lễ, phong tục truyền thống, mà còn ở những lễ vật độc đáo được dâng lên Đức Thánh.

tm-img-alt
Là nơi thờ một trong "Tứ bất tử" của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, quần thể khu di tích đền Sóc đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Lễ vật gắn liền với câu chuyện truyền thuyết về Thánh Gióng, như: Cơm cà, ngựa sắt, cỏ voi... Trong đó, lễ phẩm duy nhất được đưa vào hậu cung để dâng lên Đức Thánh là lễ vật hoa tre. Đây được cho là vật phẩm biểu tượng cho những bụi tre đằng ngà, công cụ đã giúp Thánh Gióng đánh thắng giặc phương Bắc xâm lược. Đó cũng là biểu trưng cho ý chí quật cường của cha ông ta, bằng sức mạnh của lòng yêu nước, bằng những gậy tầm vông, những lóng tre đằng ngà mà đánh thắng giặc ngoại bang.

Quần thể khu di tích đền Sóc thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh (Sóc Sơn, Hà Nội), bao gồm 6 công trình: Đền Hạ (tức đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (tức đền Sóc), Tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi tổ chức các nghi lễ truyền thống như lễ mộc dục, lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa… Thông lệ hàng năm, phần lễ của hội đền Sóc sẽ được mở đầu bằng lễ dâng hương, sau đó là lễ rước truyền thống của 8 đoàn rước thuộc các thôn, xã lân cận khu vực đền Sóc. Ở phần hội, sẽ tổ chức hát quan họ tại hồ trước đền Mẫu, nhà Bát Giác cùng nhiều trò chơi dân gian như chơi đu, đập niêu, bắt vịt, thể thao, võ thuật... 

Chiều tối mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn, lễ hội Gióng đền Sóc đã tổ chức lễ hóa vàng, kết thúc ba ngày lễ chính theo truyền thống từ trước đến nay. Tuy vậy, như chia sẻ của các nhân viên Ban Quản lí Khu di tích, tuy phần lễ chính đã kết thúc nhưng phần hội, Ban tổ chức vẫn tiếp tục mở cửa để đón du khách thập phương đến dâng hương, tham quan, thưởng ngoạn trong dịp đầu Xuân mới.

Bạn đang đọc bài viết Đông đảo du khách thập phương đổ về lễ hội Gióng 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang: Nơi lưu giữ kỷ vật thời chiến
Hệ thống các hình ảnh, tư liệu, hiện vật thời chiến được sưu tầm, lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang giúp người dân, nhất là thế hệ trẻ ghi nhớ những mốc son trong lịch sử dân tộc, thêm tự hào về truyền thống anh hùng của đất nước, quê hương.
Bài thơ: Yên bình
Em hãy sống một đời bình yên nhé///Nhìn mọi điều như đứa trẻ giản đơn///Như bản chất vốn sinh ra là thế///Bận lòng gì vài ba chuyện thiệt hơn.

Tin mới

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang: Nơi lưu giữ kỷ vật thời chiến
Hệ thống các hình ảnh, tư liệu, hiện vật thời chiến được sưu tầm, lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang giúp người dân, nhất là thế hệ trẻ ghi nhớ những mốc son trong lịch sử dân tộc, thêm tự hào về truyền thống anh hùng của đất nước, quê hương.