Thứ năm, 02/05/2024 08:56 (GMT+7)

Đồng Nai sẽ chấm dứt chôn lấp chất thải rắn trực tiếp vào năm 2030

MTĐT -  Thứ năm, 14/03/2024 14:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đến năm 2030, tất cả khu xử lý chất thải sinh hoạt chuyển sang công nghệ đốt rác thu hồi năng lượng hoặc phát điện, chấm dứt chôn lấp chất thải rắn trực tiếp. Giảm tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động xử lý chất thải còn 70%.

Sáng 14/3, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi chủ trì hội nghị triển khai Đề án Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh (Đề án).

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi phát biểu tại hội nghị
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hoàng Lộc

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh, thời gian qua tỉnh có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. Hiện hầu hết các khu công nghiệp có khu xử lý nước thải tập trung, các doanh nghiệp có hợp động thu gom, xử lý chất thải các loại theo quy định. Ở vùng nông thôn bao bì thuốc bảo vệ thực vật, thú y được thu gom, xử lý đúng cách, môi trường chăn nuôi ngày một tốt hơn.

Đối với rác sinh hoạt, hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý cải thiện, tỷ lệ chôn lấp chất thải sinh hoạt của tỉnh đạt dưới 15%; không còn các bãi rác tự phát, không còn xử lý chất thải bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp.

Để công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ngày càng đi vào nề nếp; hạn chế tối đa tiến tới không chôn lấp chất thải; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành Đề án trên. Quá trình triển khai thực hiện cần sự phối hợp đồng bộ, trách nhiệm, hiệu quả các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị thu gom và xử lý, chủ nguồn thải.

Phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Trần Trọng Toàn phổ biến nội dung cơ bản của đề án
Phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Trần Trọng Toàn phổ biến nội dung cơ bản của đề án. Ảnh: Hoàng Lộc

Đề án đặt ra các mục tiêu cơ bản đến năm 2025 có 80% tổ chức, cá nhân thu gom rác sinh hoạt và 100% đơn vị vận chuyển đồng bộ phương tiện, trang thiết bị phù hợp với việc phân loại rác; 100% trạm trung chuyển chất thải được đầu tư xây dựng, cải tạo phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về xây dựng và bảo vệ môi trường. Giảm tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động xử lý chất thải còn 70%.

Đến năm 2030, tất cả khu xử lý chất thải sinh hoạt chuyển sang công nghệ đốt rác thu hồi năng lượng hoặc phát điện, chấm dứt chôn lấp chất thải rắn trực tiếp. Giảm tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động xử lý chất thải còn 70%.

Tại hội nghị, các bên đã trao đổi giải pháp tuyên truyền nội dung Đề án đến từng hộ gia đình; áp dụng quy định xử phạt không phân loại rác sinh hoạt, bỏ rác không đúng quy định; xử lý rác phát sinh trên các tuyến đường giao thông…

Sở Tài nguyên và môi trường cùng Sở Công thương ký quy chế phối hợp giảm rác thải nhựa
Sở Tài nguyên và môi trường cùng Sở Công thương ký quy chế phối hợp giảm rác thải nhựa. Ảnh: Hoàng Lộc

Nhân hội nghị này, Sở Tài nguyên và môi trường cùng Sở Công thương đã ký quy chế phối hợp Thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, phong trào Chống rác thải nhựa tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, chợ dân sinh trên địa bàn tỉnh.

Bạn đang đọc bài viết Đồng Nai sẽ chấm dứt chôn lấp chất thải rắn trực tiếp vào năm 2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo Đồng Nai

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hàng tấn cá chết bất thường trên sông Mã
Từ ngày 19/3 đến 28/4, trên địa bàn các xã Thiết Kế, Thiết Ống, Ban Công, Ái Thượng và thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước(Thanh Hóa) xuất hiện hàng tấn cá lồng nuôi chết bất thường có hàng chục trên sông Mã khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.

Tin mới