Thứ sáu, 26/04/2024 16:35 (GMT+7)

Giảm nghèo và phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Đắk Nông

MTĐT -  Thứ tư, 09/11/2022 15:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhằm tập trung các nguồn lực giảm nghèo bền vững trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn mới, Đắk Nông đã ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Những năm qua, các cấp, ngành và địa phương tỉnh Đắk Nông đặc biệt quan tâm đến công tác giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, kết quả đạt được không như mong đợi. Hiện nay, Đắk Nông có 40 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số khoảng 212 nghìn người, chiếm 31% dân số toàn tỉnh. Đắk Nông có hơn 18 nghìn hộ nghèo. Trong đó, hộ nghèo thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số gần 13 nghìn hộ, chiếm 27,98%; hộ cận nghèo gần 11 nghìn hộ, chiếm 6.69%.

Nhằm tập trung các nguồn lực giảm nghèo bền vững trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn mới, Đắk Nông đã ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Mục tiêu chiến lược là phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh-quốc phòng; xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao mức sống đồng bào các dân tộc vùng dân tộc thiểu số; rút ngắn khoảng cách về mức thu nhập giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số so với vùng phát triển; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số.

Phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người của đồng bào dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so năm 2020; 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được xem truyền hình, nghe đài phát thanh; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm 3%.

Đến năm 2030, tăng trưởng kinh tế bình quân vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt tối thiểu 6,0-6,5%/năm; thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số bằng 1/2 thu nhập bình quân chung cả nước; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%; có 70% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới; xóa tình trạng nhà ở tạm bợ, thiếu kiên cố; giải quyết căn bản thực trạng dân di cư không theo quy hoạch,...

Đắk Nông đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; phong trào thi đua “Đắk Nông chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” và nhiều chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ lồng ghép giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số đã mang lại những hiệu quả thiết thực; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 26,5% năm 2006 xuống còn 8,2% năm 2021. 

tm-img-alt
Tập trung giảm nghèo nhanh, bền vững cho đồng bào thiểu số tại Đắk Nông. Ảnh minh hoạ.

Huyện Tuy Đức cũng tập trung giải quyết sự thiếu hụt các tiêu chí về thu nhập cho hộ nghèo. Trong giai đoạn nay, sáu "bon điểm” có hơn 300 lao động được hỗ trợ dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; hơn 2.500 hộ được hỗ trợ vay vốn tín dụng với tổng nguồn vốn hơn 28 tỷ đồng; 100% học sinh-sinh viên tại sáu bon được hỗ trợ về giáo dục và đào tạo với các chương trình hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em từ 3-5 tuổi, miễn giảm học phí, hỗ trợ gạo theo quy định của Chính phủ... Cũng trong giai đoạn này, ngành chức năng đã cấp gần 26.000 thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ 39 nhà ở... cùng nhiều chính sách an sinh xã hội cho người dân tại sáu "bon điểm” nêu trên.

Nhìn chung, nhờ các chính sách hỗ trợ đa dạng, toàn diện và rộng khắp, người dân tại sáu bon đã được đầu tư nhiều hạng mục đường giao thông, thủy lợi, hạ tầng phát triển sản xuất. Hàng trăm hộ dân cũng được hỗ trợ hàng trăm tấn phân bón, hàng chục nghìn cây giống, con giống, vật tư nông nghiệp để phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh nguồn hỗ trợ của nhà nước, nhiều cơ quan, đơn vị như Đảng ủy Quân sự huyện, Đảng ủy Công an huyện, Đảng ủy Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên… cũng tích cực hỗ trợ cho bà con kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông, hỗ trợ cây, con giống, vật tư nông nghiệp...

Sau 5 năm, hệ thống cơ sở hạ tầng tại sáu bon như: đường giao thông, công trình thủy lợi, điện, nhà văn hóa, trường học… cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Quá trình tổ chức thực hiện đã tạo được sự chuyển biến rõ nét về tư duy, nhận thức cũng như khơi dậy ý thức chủ động vươn lên thoát nghèo của các hộ nghèo, người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo chung tại sáu bon đã giảm hơn 46%, còn tỷ lệ hộ nghèo là hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm gần 53%. Các tiêu chí này đều vượt kế hoạch đề ra.

Các chương trình, dự án được thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với mùa vụ và có sự tham gia của đối tượng thụ hưởng, đồng thời gắn trách nhiệm của đối tượng thụ hưởng, đối với nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và nguồn huy động xã hội hóa.

Công tác kiểm tra, giám sát phải được chú trọng ngay từ giai đoạn lập kế hoạch, quá trình thực hiện đến khi hoàn thành để đảm bảo khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế

Yên Hoà (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Giảm nghèo và phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Đắk Nông. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.

Tin mới