Thứ bảy, 27/04/2024 22:18 (GMT+7)

Giới thiệu sách: 'Lời của cỏ' - Hoàng Khánh Duy

MTĐT -  Thứ ba, 16/10/2018 22:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với 19 truyện, Hoàng Khánh Duy đã gói gọn vào đó chuyện đời, chuyện người, những bi kịch đau đớn, xót xa, nỗi vui buồn được mất.

Tôi viết cuốn sách này trong những chiều bình lòng ngồi một mình đâu đó trong thành phố, tai nghe văng vẳng tiếng chuông giáo đường và tâm hồn tôi an yên đến lạ. Tôi bỗng nghĩ về cỏ, về màu xanh diệu kì. Hạnh phúc với mỗi người không nằm ở đích đến mà vương vất đâu đó trên mỗi chặng đường, mỗi bước chân mình đi”. Đó là những dòng tâm sự in ở bìa gấp quyển sách “Cỏ dại”, Hoàng Khánh Duy trân trọng gọi đó là lời của cỏ.

Cỏ dại là tập truyện ngắn thứ ba, sau Triền sông con nước vơi đầy và Hoàng hôn màu đỏ của Hoàng Khánh Duy. Khác với văn phong chứa chan niềm xót xa, đau đớn về cuộc đời và con người trong Hoàng hôn màu đỏ, ở Cỏ dại, văn phong Hoàng Khánh Duy có phần nhẹ nhàng, êm ái hơn.

Với 19 truyện, Hoàng Khánh Duy đã gói gọn vào đó chuyện đời, chuyện người, những bi kịch đau đớn, xót xa, nỗi vui buồn được mất. Câu chuyện đầu tiên mang tên “Cỏ” là một vệt kí ức đau buồn của hai chị em khi ba má lần lượt lạc nhau giữa dòng đời, người má đi tìm ba trong một đêm nước lớn rồi mất tích trên dòng sông, biền biệt không về, má bỏ lại trên bờ đôi dép và bỏ lại trong tim hai chị em những hình ảnh thân thương.

Hoàng Khánh Duy

Bối cảnh trong Cỏ dại không còn là bối cảnh vụn vặt quanh quẩn cánh đồng, dòng sông, quê nghèo thôn dã như quyển sách đầu tay của Duy. Ở đây, Duy tạo dựng bối cảnh cả thành phố lẫn nông thôn, góp nhặt kí ức tuổi thơ vào trong từng trang sách. Người đọc sẽ thấy bàng bạc cái hồn quê trong câu chuyện “Đồng trưa vắng lặng”, “Hai người vợ”, “Đêm chờ đò”, “Cuối mùa gió bấc”, “Đường đê”,… hay không gian phố phường trong “Mùa đi ngang qua phố”, “Mắt phố”, “Phố chiều rực rỡ”,… Đề tài của quyển sách cũng được mở rộng hơn. Hoàng Khánh Duy viết về tình yêu lứa đôi có đớn đau có hạnh phúc (Những vì sao đi lạc, Hai người vợ,  Mùa đi ngang qua phố), Bi kịch gia đình đẫm nước mắt (Phố chiều rực rỡ, Đường đê), Đời sống của con người miền biển (Biển có nỗi lòng),… với những con người bàng bạc khắp chiều dài dải đất hình chữ S.

Bìa sách "Cỏ dại".

Trong “Đêm chờ đò”, Duy viết:

“Bất giác Bèo rụt tay lại. Nhưng hình như có một sức mạnh nào giữ chặt tay Bèo trong bàn tay ấm áp của hắn, Bèo mềm nhũn đi, mồ hôi toát ngược sống lưng đầm đìa tấm áo.

‘Thôi à nghen, tui có chồng rồi chứ không phải con gái còn xuân đâu’, Bèo lí nhí.

‘Chồng cô Hai không thương thì để tui thương. Đàn bà suy cho cùng vẫn cần hạnh phúc vững chải và bình yên trong đời’…

Câu nói của hắn làm Bèo nghẹn ngào, tự dưng Bèo thấy mắt mình ướt đẫm. Hay là tại gió? Hay là tại có con bồ mắt nào bay vào mắt Bèo? Hơi xốn. Hắn choàng tay vòng ôm qua lưng Bèo. Bèo sũng sờ. Cũng mười mấy năm rồi Bèo mới được ôm bởi người đàn ông dạt dào yêu thương. Bèo giữ yên. Bèo ngả đầu về phía vai hắn mà trong bụng vẫn cồn cào lo lắng không biết ba thằng Ruộng đã về hay chưa, thằng Ruộng thức giấc không thấy má bên cạnh chắc nó mếu máo, tội nghiệp…”

"..Không, đời Ninh đã khổ nhiều rồi, người đàn ông bươn chải một đoạn đời chăm lo cho gia đình nhỏ giờ chẳng khác gì một kẻ tàn tạ, phế nhân. Loan không thể trơ mắt đứng nhìn Ninh mất đi một phần xương thịt của mình khi bệnh tình của anh còn có thể chạy chữa. Đã bao giờ Loan thấy Ninh được sung sướng một ngày, đã bao giờ Ninh ăn bát cơm ngon, húp ngụm canh ngọt, món ngon Ninh để dành phần cho mẹ con Loan, mãi đến khi Ninh quằn quại trong bệnh tật... Cuộc đời sao sóng gió vô chừng, mà với Loan, con sóng nào cũng vập vồ hung dữ..."

(Trích "Phố chiều rực rỡ" - Cỏ dại - Hoàng Khánh Duy)

Bạn đang đọc bài viết Giới thiệu sách: 'Lời của cỏ' - Hoàng Khánh Duy. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Tùng Anh

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề