Chủ nhật, 28/04/2024 22:59 (GMT+7)

GIZ giúp đào tạo đội ngũ giảng viên nguồn cho ngành cấp thoát nước Việt Nam

MTĐT -  Thứ tư, 09/12/2015 09:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

(tinnhanhmoitruong.vn)- Nằm trong chương trình Quản lý nước thải giai đoạn 4 do tổ chức GIZ hỗ trợ (GIZ-WMP) cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho ngành cấp thoát nước Việt Nam, ngày 7/12/2015, GIZ đã phối hợp với Hội Cấp thoát nước Việt Nam tổ chức Lễ khai giảng Khóa đào tạo Giảng viên nguồn đầu tiên cho ngành cấp thoát nước Việt Nam (TOT1).

Tới dự buổi lễ khai giảng có đại diện lãnh đạo của Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng, tổ chức GIZ, Hội cấp thoát nước Việt Nam cùng nhiều vị khách quí và đông đủ các học viên của khóaTOT1.

Ông Cao Lại Quang - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam phát biểu tại Lễ Khai giảng

Tham dự Lễ khai giảng, ông Cao Lại Quang, chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam phát biểu: Hội Cấp thoát nước Việt Nam đánh giá cao vai trò của Chính phủ và tổ chức hợp tác phát triển GIZ đã tin tưởng lựa chọn Hội Cấp thoát nước Việt Nam là đối tác chính trong chương trình đào tạo của dự án. Đây là một chương trình có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với Hội Cấp thoát nước Việt Nam và các hội viên của Hội. Cụ thể các khóa đào tạo giảng viên nguồn sẽ giúp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng ngồn nhân lực, giúp ngành cấp thoát nước Việt Nam phát triển bền vững.

Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam hoan nghênh các học viên đã tham gia khóa đào tạo này. Đây chính là những cán bộ, giảng viên, chuyên gia có năng lực, có kinh nghiệm đã được Hội Cấp thoát nước Việt Nam và GIZ tại Việt Nam lựa chọn nghiêm túc, bài bản. Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam cũng mong các học viên với tinh thần trách nhiệm cao nhất tham gia đầy đủ, nhiệt tình để tiếp thu và học hỏi được các kinh nghiệm từ chuyên gia nổi tiếng của Đức.

Bà Mai Thị Liên Hương Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật - Bộ Xây dựng

Ông Dirk Pauschert, Giám đốc Chương trình GIZ tại Việt Nam 

Được biết chương trình đào tạo cho ngành cấp thoát nước giai đoạn 2015 - 2017 sẽ tập trung vào thể chế hóa và nhân rộng công tác đào tạo. Để nhân rộng các khóa đào tạo này cũng như đưa được các kiến thức và kinh nghiệm đến tất cả các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực thoát nước của Việt Nam, GIZ đã cộng tác với Hội Cấp thoát nước Việt Nam để thực hiện. Hội Cấp thoát nước Việt Nam sẽ tổ chức các khóa đào tạo này trên nguyên tắc lâu dài và bền vững.

Các chương trình đào tạo sẽ được thực hiện trên cả 3 góc độ: Xây dựng bộ tài liệu giảng dạy theo các chuyên đề,; Đào tạo đội ngũ giảng viên nguồn (TOT) và Hỗ trợ hội Cấp thoát nước Việt Nam thực hiện nhân rộng chương trình đào tạo này cho tất cả các đơn vị vận hành thoát nước là hội viên của Hội.

Bà Phạm Thị Vân Lan - Cán bộ chương trình - Phụ trách khóa học cho biết: Các khóa đào tạo giảng viên nguồn (TOT) sẽ chia làm 2 phần chính. Phần 1 gồm 4 lớp TOT: TOT1 được tổ chức từ 7-12/12/2015; TOT2 từ 11-16/1/2016; TOT3 từ 14-19/3/2016; TOT4 sẽ được tổ chức trong tháng 6/2016. Các khóa đào tạo trên sẽ bồi dưỡng những kỹ năng giảng bài, phương pháp thiết kế bài giảng và cách thức tổ chức khóa học cho các học viên để sau 4 khóa học TOT này, họ có thể trở thành các giảng viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Phần 2 gồm 3 khóa đào tạo dạy thử về các module chuyên đề tài chính được lên kế hoạch vào tháng 8, tháng 9 và tháng 10 năm 2016.

Các chuyên đề đào tạo bao gồm tất cả các vấn đề về thể chế, quản lý tổ chức doanh nghiệp, các vấn đề tài chính doanh nghiệp, giá thoát nước thu hồi đầy đủ chi phí, quản lý vận hành các hệ thống thoát nước.

Học viên của các khóa học này là các cán bộ chuyên môn, thông thường là những người đã tốt nghiệp Đại học và đang làm trong ngành Cấp thoát nước. Ước tính đến cuối năm 2017 sẽ có khoảng 750 cán bộ trong ngành cấp thoát nước được bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành thông quan chương trình này.Khóa học TOT đầu tiên đã tuyển được30 chuyên gia từcáccông ty thoát nước -môi trườngvà các trườngĐại học-Cao đẳngtrong cả nước.

Là một trong những học viên của khóa học, anh Tuyên (Công ty Thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên) chia sẻ: “Tôi rất vui vì được tham gia một chương trình đào tạo quy mô và ý nghĩa như thế này. Đây thực sự là cơ hội tốt để tôi học hỏi và tích lũy thêm những kỹ năng cho bản thân để có thể truyền đạt lại những kinh nghiệm, kiếm thức trong ngành cho các lao động tại công ty và những thế hệ kế tiếp.”

Ngay sau buổi Lễ khai giảng, các học viên của khóa TOT1 đã có buổi học đầu tiên với giảng viên người Đức. Khóa học sẽ kéo dài đến hết ngày 12/12/2015.

Bài & ảnh: Hà Thắm

Bạn đang đọc bài viết GIZ giúp đào tạo đội ngũ giảng viên nguồn cho ngành cấp thoát nước Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hành động để giải quyết các thách thức toàn cầu
Cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về 'hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia nhằm tìm kiếm giải pháp cho những thách thức toàn cầu hiện nay.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.