Chủ nhật, 28/04/2024 23:05 (GMT+7)

Góp ý Dự thảo mới về định mức chi phí tái chế

Lâm Bình -  Thứ sáu, 28/07/2023 17:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dự thảo mới về định mức chi phí tái chế đối với đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì (gọi tắt là Fs) dù đã có nhiều thay đổi, song mức chi phí vẫn ở ngưỡng cao.

Ngày 28/7, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Văn phòng Hội đồng EPR Quốc gia, Hiệp hội Bia-Rượu-Nước Giải khát Việt Nam (VBA), Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) và Hội Lương thực Thực phẩm TP. HCM (FFA) tổ chức Hội thảo để tiếp tục lấy ý kiến cho dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì (gọi tắt là Fs), để xác định mức đóng góp hỗ trợ tái chế thực hiện trách nhiệm mở rộng của các nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR).

sdfdsfds
Quang cảnh buổi Hội thảo

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế của VCCI cho biết, với tinh thần cùng quan tâm đến bảo vệ môi trường, đến kinh tế tuần hoàn và tuân thủ pháp luật, VCCI cùng các hiệp hội, doanh nghiệp ngành hàng mong muốn được chia sẻ và đóng góp các ý kiến xây dựng để có một dự thảo định mức tái chế Fs phù hợp nhất, khả thi nhất cho cả mục tiêu bảo vệ môi trường và sản xuất, tiêu thụ bền vững. Nếu không có Fs phù hợp thì sẽ không thể triển khai EPR hiệu quả.

Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) đại diện cho ngành đồ uống cùng với VPA, FFA và các hiệp hội ngành hàng tiếp tục còn 2 quan ngại rất lớn là hệ số Fs trong dự thảo còn khá cao, bất hợp lý, và các quy định hiện hành về triển khai thực hiện EPR còn nhiều bất cập.

Cụ thể, dự thảo ngày 26/7/2023 đã có điều chỉnh giảm một số điểm so với dự thảo ngày 27/4/2023 trước đó. Nhưng một số định mức chi phí tái chế Fs trong dự thảo vẫn cao hơn cả mức Fs trung bình của 14 nước Tây Âu là các nước rất phát triển và có chi phí đắt đỏ, như Fs dự thảo của nhôm cao gấp 1,26 lần, của thủy tinh cao hơn 2,12 lần.

Dự thảo ngày 26/7/2023, chỉ riêng 3 loại bao bì chính là giấy, nhựa và kim loại, các DN sẽ phải đóng phí tái chế ước tính là 6.127 tỷ mỗi năm, chưa kể phí tái chế cho nhiều loại bao bì, sản phẩm thải bỏ khác. Đây là một khoản chi phí rất lớn, sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và đẩy giá sản phẩm tăng cao, đặc biệt là trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay, khi riêng 6 tháng đầu năm đã có đến 100.000 doanh nghiệp phải đóng cửa, và số người thất nghiệp đã lên tới 1,07 triệu người.

Giá sản phẩm cao cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Với mức Fs đề xuất cho chai nhựa cứng PET, giá thành mỗi chai nước 500 ml bị tăng lên 61 đồng, tương đương mức tăng giá 1,62%. Đó là còn chưa kể đến bao bì các tông, thùng đựng, phương tiện vận chuyển…, đều phải đóng góp phí tái chế, khiến mức tăng giá có thể phải tăng gấp đôi mức nêu trên. Tính trung bình mỗi người Việt Nam, từ trẻ sơ sinh đến người già, sẽ phải đóng góp ít nhất 61.000 đồng mỗi năm, chỉ cho phí tái chế 3 loại bao bì nói trên.

Nguyên nhân chính của dự thảo Fs cao bất hợp lý là chưa tính đúng, tính đủ, khi chưa trừ đi giá trị vật liệu thu hồi được theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, và Fs dự thảo chỉ là giá trị trung bình của 2 nghiên cứu có đề xuất Fs cao (của nhóm CGTV và Hiệp hội Tái chế), trong khi bỏ qua 2 nghiên cứu khác có đề xuất Fs thấp hơn của Đại học Kinh tế Quốc dân và của Liên minh Tái chế Việt nam PRO.

Theo bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng Thư ký Hiệp Hội nhựa Việt Nam, riêng ngành nhựa, Việt Nam năm 2022 tiêu thụ 9,2 triệu tấn nguyên liệu nhựa, trong đó nhóm bao bì chiếm 38%, tương đương gần 3,5 triệu tấn.

Tuy nhiên, ngành tái chế nhựa Việt Nam mới bước vào giai đoạn đầu, đang gặp nhiều khó khăn. Ngành bao bì nhựa là ngành gia công với công nghệ đơn giản, dễ làm nên biên lợi nhuận rất thấp, chỉ xoay quanh khoảng 5%, hay khoảng 10 tỷ đồng/năm cho doanh nghiệp có quy mô trung bình 200 tỷ doanh số mỗi năm. Với mức phí Fs như đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì chỉ riêng tiền đóng góp tái chế đã chiếm gần 40% lợi nhuận của doanh nghiệp.

“Lãi đã ít, đóng góp lại lớn, ngành nhựa Việt nam đứng trước nguy cơ chưa kịp lớn đã teo tóp. Còn đối với bao bì kim loại, bao gồm nhôm, sắt, thép, đồng,… thì năng lực tái chế của Việt Nam rất cao, các nhà tái chế chính thức đều đang có lãi lớn, dù chưa có hỗ trợ từ EPR”, bà Mỹ nói và kiến nghị, cần xem xét lại mức Fs cho phù hợp, không để hàng ngàn doanh nghiệp và toàn thể người tiêu dùng Việt Nam phải đóng góp quá cao chỉ để hỗ trợ cho vài chục doanh nghiệp tái chế.

Cũng tại Hội thảo, các Hiệp hội mong muốn Ban Soạn thảo sẽ xem xét thấu đáo các ý kiến được nêu lên để điều chỉnh Fs cho hợp lý, và hoàn thiện các quy định nhằm triển khai chính sách EPR hiệu quả hướng tới kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường, và hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Bạn đang đọc bài viết Góp ý Dự thảo mới về định mức chi phí tái chế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.