Chủ nhật, 28/04/2024 06:03 (GMT+7)

Tái chế khép kín phế thải ngành dệt may

Bắc Lãm -  Thứ năm, 27/07/2023 09:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Công nghệ mới được áp dụng để tách polyester khỏi chất thải dệt may ở dạng hỗn hợp và dạng tạp nhiễm. Các polyester sạch được thu lại chuyển đổi thành các monome ban đầu có giá trị, có thể được sử dụng nhiều lần để tổng hợp vật liệu polyme.

Nghiên cứu sinh tiến sỹ Le Thi Hong Ngan là tác giả thứ nhất, đã phát triển một công nghệ hóa học mới được gọi là “phân loại hóa học”. Kết quả nghiên cứu mới đây đã được công bố trên tạp chí ACS Sustainable Chemistry & Engineering.

tm-img-alt
Mô tả công nghệ phân loại hóa học có thể được sử dụng để thu gom polyester một cách có chọn lọc từ chất thải nhựa và dệt may. Ảnh: KRICT

Theo đó, công nghệ mới của nhóm nghiên cứu được áp dụng để tách polyester khỏi chất thải dệt may ở dạng hỗn hợp và dạng tạp nhiễm. Trong quá trình xử lý, một hợp chất hóa học độc đáo - có khả năng phá vỡ một cách có chọn lọc tương tác hóa học giữa polyester và thuốc nhuộm được sử dụng để tạo màu - được nhóm nghiên cứu sử dụng để phân tách. Các nhà khoa học này cũng đã phát triển một công nghệ tái chế hóa học mới tiêu tốn ít năng lượng hơn so với các phương pháp thông thường để chuyển đổi polyester thành các monome (một chất đơn phân tử có thể phản ứng với các phân tử monome khác để tạo thành polyme bằng liên kết hóa học) có giá trị, có thể được sử dụng nhiều lần để tổng hợp vật liệu polyme.

Trước những hạn chế của các công nghệ cũ, nhóm các nhà khoa học ở KRICT đã đặt mục tiêu nghiên cứu và sử dụng một hợp chất có thể phân hủy sinh học không độc hại với chi phí rẻ để phân biệt polyester về mặt hóa học từ hỗn hợp các loại vải phế thải. Khi hợp chất này được sử dụng cho vải dệt, chúng sẽ tách hoàn toàn các chất màu chỉ có trong polyester, trong khi không gây ra sự thay đổi đáng kể nào với các vật liệu khác. Nhờ đó, polyester sạch sẽ có thể được tách ra khỏi hỗn hợp vải màu. Không chỉ vậy, theo nhóm nghiên cứu, phương pháp này cũng có thể được sử dụng để tách polyester từ hỗn hợp vải không màu. 

Hiện tại, công nghệ tái chế hóa chất này cũng đã được cấp phép cho Công ty TNHH Renew System (Hàn Quốc). Các nhóm R&D đa ngành hiện đang hợp tác chặt chẽ với nhau để xây dựng các cơ sở đa quy mô nhằm tái chế quần áo phế thải bằng hóa chất. Cuối năm 2024 tới, nhà máy đầu tiên áp dụng công nghệ này sẽ ra đời. 

Bạn đang đọc bài viết Tái chế khép kín phế thải ngành dệt may. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề