Thứ hai, 29/04/2024 09:19 (GMT+7)

Hà Nội: Các đơn vị y tế trực cấp cứu tại khu vực bắn pháo hoa Tết Nguyên đán

Duy Anh -  Thứ tư, 24/01/2024 11:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 392/KH-SYT về việc đáp ứng y tế phục vụ bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 tại Thủ đô Hà Nội.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Theo đó, Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 30 điểm bắn, 32 trận địa bắn, trong đó có 9 trận địa bắn tầm cao và 23 trận địa bắn tầm thấp. Riêng 2 quận: Hoàn Kiếm và Long Biên mỗi nơi có 2 trận địa bắn.

Để đáp ứng y tế phục vụ tổ chức bắn pháo hoa Tết Nguyên đán, Sở Y tế Hà Nội phân công 9 bệnh viện trực thuộc trực tại 9 điểm bắn tầm cao.

7 trung tâm y tế các quận: Ba Đình, Hoàng Mai, Long Biên, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm và 16 bệnh viện trực tại 23 điểm bắn tầm thấp.

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị được phân công thường trực tại điểm bắn pháo hoa bố trí 1 tổ cấp cứu, gồm: 2 bác sĩ, 2 điều dưỡng, 1 xe ô tô cứu thương và bảo đảm cơ số thuốc, trang thiết bị y tế theo đúng quy định.

Thời gian trực tại các điểm bắn pháo hoa tầm cao từ 7h ngày 8/2/2024 (tức 29 tháng Chạp năm Quý Mão) và tại các điểm bắn pháo hoa tầm thấp từ 7h ngày 9/2/2024 (tức ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão). Tất cả các đơn vị trực từ khi bắt đầu lắp đặt pháo hoa cho đến 1h ngày 10/2/2024 (tức mùng 1 Tết Giáp Thìn).

Bên cạnh đó, Sở Y tế thành phố cũng yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế Hà Nội tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh, trực cấp cứu 24/24h, sẵn sàng thu dung và cấp cứu. Duy trì trực đầy đủ theo quy chế chuyên môn, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền, phương tiện cấp cứu để dự phòng, tiếp nhận điều trị người bệnh cấp cứu.

Các bệnh viện đảm bảo công tác thường trực cấp cứu của các kíp trực, tổ cấp cứu cơ động tại các đơn vị; sẵn sàng tham gia vận chuyển người bệnh, cấp cứu kịp thời khi có yêu cầu. Đồng thời, bố trí nhân lực, phương tiện, thuốc, trang thiết bị thường trực tại các điểm bắn pháo hoa, sẵn sàng cấp cứu kịp thời khi có tình huống xảy ra trong suốt quá trình bắn pháo hoa.

Cùng với đó, các cơ sở y tế trên địa bàn tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh, trực cấp cứu 24/24h; duy trì trực đầy đủ theo quy chế chuyên môn, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền, phương tiện cấp cứu để dự phòng, tiếp nhận điều trị cấp cứu. Đồng thời, chuẩn bị sẵn các đội cấp cứu lưu động, dự phòng để ứng cứu trong trường hợp xảy ra những tình huống cấp cứu chấn thương, cháy nổ, ngộ độc hàng loạt, thảm họa nếu có.

Mọi trường hợp xảy ra sự việc bất thường, thảm họa, tai nạn, ngộ độc hàng loạt…, các đơn vị cần báo cáo ngay bằng điện thoại về đường dây nóng của Sở Y tế: 024.39.985.765.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Các đơn vị y tế trực cấp cứu tại khu vực bắn pháo hoa Tết Nguyên đán. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.