Chủ nhật, 05/05/2024 02:05 (GMT+7)

Hậu Giang: Công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Hoài Phương -  Thứ tư, 13/12/2023 15:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đến dự có đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành TW vùng đồng bằng sông Cửu Long, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cùng các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh Hậu Giang qua các thời kỳ, các nhà đầu tư...

tm-img-alt

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanhphát biểu khai mạc

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh phát biểu khai mạc Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050: Hậu Giang sẽ thực hiện đột phá phát triển: Một trung tâm (Một tâm): Phát triển huyện Châu Thành trở thành trung tâm công nghiệp và đô thị của tỉnh. Hai tuyến hành lang kinh tế động lực (Hai tuyến): Phát triển 2 hành lang kinh tế động lực là cao tốc Cần Thơ - Cà Mau kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng kết nối với các tỉnh Nam Sông Hậu. Hình thành hành lang kinh tế trọng điểm của tỉnh. Ba trung tâm đô thị (Ba thành): Phát triển nâng tầm các trung tâm đô thị của tỉnh, gồm: Thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ; trong đó, thành phố Vị Thanh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Bốn trụ cột kinh tế (Bốn trụ): Công nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, đô thị thông minh và du lịch chất lượng. Năm nhiệm vụ trọng tâm: Hoàn thiện thể chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ các lĩnh vực; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; hoàn thiện hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và công nghiệp; phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Theo đó, Hậu Giang phân thành 04 vùng và 02 hành lang kinh tế:

04 vùng kinh tế - xã hội gồm: Vùng Trung tâm gồm thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy, trong đó thành phố Vị Thanh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh. Tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội: Đô thị, du lịch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Vùng Đô thị - Công nghiệp gồm huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, là vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội: Công nghiệp, đô thị, logistics và du lịch.

Vùng Công nghiệp - Du lịch sinh thái gồm thành phố Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội: Công nghiệp, đô thị, du lịch và nông nghiệp sinh thái.

Vùng Đô thị - Nông nghiệp sinh thái gồm thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ. Tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội: Phát triển nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao, đô thị và du lịch.

Phát triển 02 hành lang kinh tế:

Hành lang kinh tế được xác định theo các tuyến cao tốc: Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Cần Thơ - Cà Mau. Tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội: Công nghiệp, đô thị và logistics.

Quy hoạch tỉnh Hậu Giang cũng đã xác định các phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và phương án phát triển các ngành, lĩnh vực; xây dựng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược từ đó đưa ra các khuyến nghị bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phê duyệt tại Quyết định này là căn cứ lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Hậu Giang theo quy định của pháp luật có liên quan.

tm-img-alt

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quangphát biểu tạibuổi hội nghị.

Đến dự và phát biểu với Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, đã biểu dương những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hậu Giang, góp phần tạo nên sự phát triển nhanh chóng, từ hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế, của tỉnh Hậu Giang trong thời gian qua. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, cho rằng Hậu Giang có nhiều lợi thế để phát triển. Đó là nơi giao thoa của 3 dự án cao tốc lớn qua khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; có đội ngũ cán bộ có khả năng tiếp nối truyền thống, có năng lực đổi mới cách nghĩ, cách làm để tạo sự đột phá; sản lượng nông sản lớn trong khi giá nông sản tăng cao.

Đồng thời, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu: Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã chỉ rõ định hướng phát triển và những nhiệm vụ cần triển khai. Quá trình triển khai phải bảo đảm tuân thủ Quy hoạch nhưng không cứng nhắc, bảo đảm đồng bộ với các quy hoạch khác; chú trọng quảng bá Quy hoạch đến với người dân và doanh nghiệp để tạo sự đồng thuận, chung tay, góp sức khi triển khai công trình, dự án cụ thể. Để thực hiện tốt Quy hoạch, cần xây dựng kế hoạch triển khai Quy hoạch, trong đó phải tính đến yếu tố liên kết vùng, trước hết là kết nối về giao thông; khai thác những thế mạnh văn hoá của địa phương.

“Theo tôi, chắc chắn phải là 5 đột phá rồi: Một tâm-Hai tuyến-Ba thành-Bốn trụ cột-Năm nhiệm vụ. Một điều nữa có tính tiên quyết là người đứng đầu phải làm gương, phải truyền cảm hứng cho mọi người. Nhà đầu tư rất quan tâm nhìn đến người đứng đầu. Tôi biết nhà đầu tư lớn, đầu tiên họ xem người đứng đầu như thế nào để quyết định đầu tư, sau đó mới đến tiềm năng, giá đất, hạ tầng giao thông”, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh.

tm-img-alt

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thànhphát biểu tại hội nghị

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành cho biết: “Bám sát chặt chẽ Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1588 ngày 08/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, với phương châm hành động: “Đổi mới-Đột phá-Quyết tâm-Khát vọng”. Thực hiện đồng bộ các giá trị cốt lõi của quy hoạch tỉnh, đó là: Phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột kinh tế-xã hội môi trường phải là quan điểm chủ đạo, lấy yếu tố con người làm trung tâm, trở thành chìa khóa cho tăng trưởng và phát triển, lấy “thích ứng” với biến đổi khí hậu làm cách thức phát triển phổ biến...

Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nông nghiệp là trụ đỡ, công nghiệp là trụ cột phát triển; thương mại dịch vụ là động lực tăng trưởng, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống người dân. Và hôm nay, đã diễn ra Lễ phát động triển khai Đề án phát triển bền vững 01 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Hậu Giang cam kết sẽ tiên phong triển khai Đề án.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

UBND tỉnh trao giấy chứng nhận cho các nhà đầu tư tại Hậu Giang

Tại Hội nghị, UBND tỉnh Hậu Giang đã trao 01 Quyết định cho thuê đất; 02 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; 02 Biên bản ghi nhớ; 07 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực: Công nghiệp, đô thị, y tế, giáo dục, tài chính, công nghệ thông tin, chế biến thức ăn gia súc…

Đầu tư là giải pháp tối quan trọng. Phân bố và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho đầu tư phát triển tạo thay đổi tình hình. Phát triển hạ tầng phải đi trước một bước để tạo nền tảng cho sự phát triển tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững. Ưu tiên phát triển hạ tầng có ý nghĩa quan trọng như giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, dịch vụ.

Quyết tâm đột phá trong cải cách hành chính, cải thiện rõ nét chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường chuyển đổi số; kiến tạo phát triển và đồng hành với người dân, doanh nghiệp.

Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao bảo đảm về số lượng, chất lượng và cơ cấu, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội và các chương trình, dự án ngành, nghề trọng điểm phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học-công nghệ.

Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ. Biến tiềm lực thành nguồn lực, thành của cải vật chất đong đo đếm được, biến khát vọng thành hành động thiết thực và hiệu quả; góp phần đưa Hậu Giang ngày càng phát triển, người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, đời sống tinh thần và vật chất càng ngày càng nâng lên”.

Bạn đang đọc bài viết Hậu Giang: Công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khu công nghiệp trước sức ép "nâng tầm"
Việc chuyển đổi dần từ khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái không chỉ khắc phục được những hạn chế về môi trường, mà còn gia tăng chuỗi giá trị và thu hút được dòng vốn đầu tư bền vững.