Thứ bảy, 27/04/2024 14:56 (GMT+7)

Hội cha mẹ học sinh - nên dẹp bỏ

TS.LS Đồng Xuân Thụ -  Thứ sáu, 04/11/2022 09:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hội Cha mẹ học sinh (HCMHS) trước đây có tên là Hội Phụ huynh học sinh. Nhưng thực tế là mọi liên hệ với nhà trường (họp, gặp giáo viên Chủ nhiệm, Ban GH...) phần nhiều do người mẹ thực hiện nhiều hơn các bậc làm cha.

Hội Cha mẹ học sinh (HCMHS) trước đây có tên là Hội Phụ huynh học sinh. Nhưng thực tế là mọi liên hệ với nhà trường (họp, gặp giáo viên Chủ nhiệm, Ban Giám hiệu...) phần nhiều do người mẹ thực hiện nhiều hơn các bậc làm cha. Càng không bao giờ có chuyện anh (huynh) thay cha .Vậy nên dùng cụm từ HCMHS là chính xác.

Ngày trước, Hội này quả là đã phát huy tác dụng tốt trong việc phối hợp với nhà trường dạy dỗ HS, giúp chúng phát triển toàn diện. Nhưng lâu dần – nhất là hiện tại – ngày càng bộc lộ nhiều điều dở, không còn giữ được vai trò như trước.

Thay vì hội nghị CMHS bầu ra người Chủ tịch để thay mặt, đại diện cho họ thực hiện mọi liên lạc với phía nhà trường như trước đây thì nay chủ yếu do giáo viên chủ nhiệm chỉ định.

Vị giáo viên này thường nhắm vào những người trước hết có hoàn cảnh kinh tế khá giả, nhiệt tình, sẵn sàng “xả thân” cho nhà trường chứ không lấy tiêu chí duy nhất, hàng đầu là có quan điểm giáo dục đúng đắn, tận tâm với sự nghiệp giáo dục, hết lòng vì các HS. 

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn internet

Truyền thống từ lâu là mỗi dịp họp HCMHS là một cuộc bàn thảo về mọi việc cần thiết liên quan đến việc dạy và học sao cho tốt, giúp các em học kém vươn lên, tiến bộ. Nhưng nhiều năm gần đây, không còn nội dung mang ý nghĩa tốt đẹp đó mà thay vì chỉ là phổ biến những việc gia đình HS cần làm, chủ yếu là có lợi cho phía nhà trường. 

Các cuộc họp này gần như chỉ là thông báo các khoản tiền cần nộp. Vậy nên khi nhận được giấy mời họp của giáo viên chủ nhiệm, họ cảm thấy như nông dân bị đốc thuế ngày xưa và luôn phải mang theo tiền.

Tất nhiên, các trường bây giờ tỏ ra khá thông minh khi không thu tất tần tật các khoản ngay một lúc vào đầu năm mà “rải mành mành” trong suốt cả năm. Nhưng gộp lại thì vẫn là số tiền kếch xù đối với những gia đình nghèo, Cán bộ viên chức nhà nước hưởng lương “3 cọc, 3 đồng”. Và đây là dịp để người Hội trưởng HCMHS (do nhà trường chỉ định) phát huy tác dụng. 

Người này luôn là “chân gỗ” cho nhà trường trong việc tuyên truyền, vận động, hô hào mọi người đóng tiền. Họ biết rõ không bậc cha mẹ nào hoàn toàn “thông” trước các khoản đóng góp trong đó không ít khoản vô lý, “trời ơi” bèn cao giọng giảng giải. 

Nào là vì sự học, sự tiến bộ và tương lai của con mình thì chúng ta không thể tiếc tiền mà không giúp cho các cháu thuận lợi hơn. Nào là quanh năm ngày tháng, các thầy cô vất vả dạy dỗ các cháu, chỉ có mỗi ngày Nhà giáo thiêng liêng, chúng ta cũng nên bày tỏ lòng biết ơn mà có quà xứng đáng cho họ. 

Nói rồi, vị Chủ tịch này chủ động ấn định luôn mức đóng góp vượt quá ý nghĩ mọi người. Và rất nhanh, họ rút luôn tiền ra đóng như một sự nêu gương, kiểu như “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.

Họ làm việc này tất nhiên là có động cơ. Đó là “của người phúc ta”. Con họ chắc chắn phải được các thầy cô, nhà trường ưu ái đặc biệt rồi. Dù thấy mức đóng quá cao, không cần thiết, nhưng không ai dám và nỡ phản ứng vì sợ mang tiếng là với con mà còn tiếc tiền, tính toán, so đo, vô ơn với các nhà giáo. Thế là tất cả phải cắn răng mà rút hầu bao đóng theo. 

Một vài trăm ngàn đồng với người Chủ tịch Hội có thể không là gì nhưng với số đông gia đình nghèo, nhất lại có nhiều con đang đi học là cả một vấn đề, có khi mất đứt cả tháng lương.

Bởi đâu phải chỉ có khoản đóng theo sự tiên phong cái “chân gỗ” này mà họ còn phải có quà riêng cho các thầy cô nữa vì món đóng góp trên chỉ là quà tập thể. Các thầy, cô sẽ chẳng biết mình là ai, cha mẹ của HS nào. Các giáo viên chủ nhiệm luôn nhắm vào những người giàu mà chỉ định chức Chủ tịch Hội này là như thế. 

Thời buổi bây giờ người ta liên hệ với nhau chủ yếu qua điện thoại, zalo, Facebook...mà ít phải trực tiếp gặp mặt. Sổ liên lạc điện tử cũng đã được nhiều trường áp dụng. HCMHS đã hết vai trò từ lâu, thậm chí là bộc lộ nhiều tiêu cực. Vậy nên dẹp bỏ là điều cần thiết vậy. Việc này đến nay mới làm là đã muộn.  Nhưng muộn vẫn còn hơn không./.

Bạn đang đọc bài viết Hội cha mẹ học sinh - nên dẹp bỏ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề