Thứ sáu, 26/04/2024 13:18 (GMT+7)

Hội Chăn nuôi Việt Nam kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo sắp xếp lại 2 Cục Chăn nuôi và Cục Thú y

Hạ Vân -  Thứ bảy, 23/04/2022 12:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mới đây, Hội Chăn nuôi Việt Nam có Công văn số 08/CV-HCN gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiến nghị sắp xếp lại tổ chức ngành chăn nuôi, thú y.

tm-img-alt
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là yếu tố cốt lõi thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững

Theo nội dung văn bản của Hội Chăn nuôi Việt Nam ,thực tế sản xuất chăn nuôi trong nước vẫn còn rất nhiều khó khăn, hầu hết các hộ chăn nuôi và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều không có lời, đang đứng trước nguy cơ phá sản hàng loạt.

Nhận định của các chuyên gia trong ngành, thời gian tới những khó khăn đối với người chăn nuôi và doanh nghiệp kinh doanh chăn nuôi ngày càng gia tăng và trầm trọng hơn, bởi các lý do: Giá vật tư đầu vào tiếp tục tăng cao do dịch bệnh, xung đột vũ trang ở Ucraine làm đứt gãy toàn cầu các chuỗi cung ứng, nhất là đối với mặt hàng ngũ cốc sẽ thiết lập ở mặt bằng giá cao hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới giá thức ăn chăn nuôi trong nước;

Giá đầu ra của các sản phẩm chăn nuôi trong nước khó tăng cao tương ứng với mức tăng của nguyên liệu đầu vào;

Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, viêm da nổi cục trên trâu bò…

Biến đổi khí hậu và áp lực của việc kiểm soát môi trường ngày càng gia tăng theo cam kết của các nước tại COP 26 mà chăn nuôi cũng là những tác nhân gây ô nhiễm không nhỏ tới môi trường và hiệu ứng nhà kính;

Nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi ngày càng nhiều, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm đông lạnh tạm nhập tái xuất gây áp lực không nhỏ về thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước.

Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, chi phí thú y trong chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay luôn chiếm trên 10% giá thành sản phẩm chăn nuôi, trong khi các nước trên thế giới chỉ chiếm khoảng 3-5%; giết mổ thủ công chiếm đến 80%; có trên 24 nước có đủ điều kiện xuất khẩu thịt các loại vào Việt Nam, trong khi nước ta chỉ được 4 nước, vùng lãnh thổ cấp đủ điều kiện nhập khẩu gà đã qua xử lý nhiệt và HongKong với sản phẩm thịt lợn con cai sữa,…

Đây là những con số biết nói thể hiện một phần rất rõ về những khó khăn, bất cập mà ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung đang gặp phải.

Những khó khăn này đặc biệt sẽ trầm trọng hơn trong điều kiện biến đổi khí hậu, giá vật tư đầu vào tăng cao và xuất hiện ngày càng nhiều các loại dịch bệnh nguy hiểm mới cũng như sự gia tăng các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới phát huy hiệu lực, khi đó các dòng thuế nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi sẽ chuyển dần về mức 0%.

Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam ,một trong những nguyên nhân quan trọng của những khó khăn nêu trên có phần tác động không nhỏ từ hệ thống tổ chức quản lý ngành chăn nuôi, thú y của nước ta không còn phù hợp với thực tiễn quản lý và hội nhập quốc tế.

Khác với hoạt động kiểm lâm và kiểm ngư, thú y và bảo vệ thực vật là những biện pháp kỹ thuật không thể tách rời quy trình chăm sóc vật nuôi và canh tác cây trồng; không thể xem thú y, bảo vệ thực vật như một ngành độc lập với chăn nuôi, trồng trọt như hiện nay.

Trong khi tất cả các nước trên thế giới và 63 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương đều chỉ có một cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi, thú y và trồng trọt, bảo vệ thực vật (ở các địa phương hiện nay đều là Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật.

Đây cũng chính là mô hình tổ chức mà Thủ tướng đã thí điểm rất hiệu quả khi còn là Bí thư tỉnh Quảng Ninh), nhưng ở trên Bộ NNPTNT vẫn tồn tại 4 đơn vị độc lập nhau. Hoạt động của Cục Chăn nuôi và Cục Thú y rất chồng chéo, có việc thì cả hai Cục cùng làm, có việc thì bỏ ngỏ không Cục nào chịu trách nhiệm.

Trước yêu cầu tinh giản đầu mối và biên chế hành chính, hiện nay hầu hết các phòng chức năng của các Cục này đều không đáp ứng được yêu cầu về số lượng cán bộ công chức tối thiểu là 7 người/phòng đã được Chính phủ quy định tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP.

Cụ thể ở Cục Chăn nuôi: Phòng Thanh tra Pháp chế chỉ có 03 người (01 Trưởng 02 nhân viên), Phòng Môi trường và Công nghệ chăn nuôi có 04 người (01 Trưởng, 02 Phó và 01 nhân viên), phòng Giống vật nuôi có 04 người (01 Trưởng, 01 Phó và 02 nhân viên)…

Tương tự ở Cục Thú y: Phòng Thanh tra Pháp chế chỉ có 04 người, Phòng Quản lý thuốc thú y có 05 người, Phòng Dịch tễ thú y có 05 người ….Cơ cấu này không những không phù hợp với Nghị định số 101/2020/NĐ-CP mà còn không giải quyết được vấn đề gì trong quản lý nếu không được tổ chức sắp xếp lại.

Thực tế này, Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng từng 2 lần có văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và các Bộ liên quan: lần thứ nhất là Văn bản số 56/HCN-CV ngày 01/10/2021 và lần thứ 2 là Văn bản của 4 Hiệp hội trong lĩnh vực chăn nuôi ngày 26/12/2021.

Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 7682/VPCP-NN ngày 22/10/2021 thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tới các Bộ liên quan, nhưng đến nay vẫn không thấy Bộ NNPTNT và các Bộ liên quan tiếp thu, trả lời./.

Bạn đang đọc bài viết Hội Chăn nuôi Việt Nam kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo sắp xếp lại 2 Cục Chăn nuôi và Cục Thú y. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.