Chủ nhật, 05/05/2024 17:46 (GMT+7)

Hội thảo ngành Thép Việt Nam ứng phó với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh châu Âu

MTĐT -  Thứ tư, 19/07/2023 10:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mới đây, Hiệp hội Thép Việt Nam đã tổ chức Hội thảo ngành Thép Việt Nam ứng phó với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh châu Âu (CBAM).

Tại Hội thảo, ông Đinh Quốc Thái, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam đã có bài tham luận chia sẻ thông tin về ngành thép Việt Nam 2023 và những tác động cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU. Ông Thái khẳng định việc phải tuân theo cơ chế điều chỉnh carbon là không thể trì hoãn, các doanh nghiệp Việt xuất khẩu thép sang châu Âu phải nắm vững để vận dụng đúng, không bị vi phạm.

tm-img-alt
Quang cảnh hội thảo

Cũng tại Hội thảo, ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cũng nhận định, trước mắt và trong ngắn hạn, 5 ngành thuộc phạm vi áp dụng cơ chế CBAM theo dự luật hiện tại của EU sẽ có khả năng bị tác động.

Cụ thể là các ngành sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm và điện. Nếu danh sách các mặt hàng áp dụng theo CBAM chỉ gồm 5 ngành hàng này thì tác động đối với Việt Nam là không lớn.

Ông Đa cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã rất tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và nỗ lực thực hiện các hoạt động nhằm giảm phát thải khí nhà kính thông qua mục tiêu trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).

Việt Nam cũng xác định công cụ định giá carbon được áp dụng trong thời gian tới là thị trường carbon nội địa thông qua việc áp dụng hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các đối tượng phát thải lớn.

Do đó, một số mặt hàng sản xuất bởi các cơ sở trong thị trường carbon nội địa của Việt Nam có thể được EU xem xét, áp dụng mức thuế carbon biên giới phù hợp.

Trong Hội thảo, đại diện của Bộ Công thương đã cung cấp các thông tin liên quan đến việc giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp - những điều kiện cần và đủ để thực thi CBAM, cũng nhưtình hình triển khai cơ chế điều chỉnh carbon biên giới của EU cùng một số khuyến nghị cho doanh nghiệp và trình tự, cách thức kê khai các thủ tục khai báo lượng phát thải và thời gian tương ứng.

Cuối cùng, Hội thảo còn đưa ra các đề xuất nghiên cứu, giải pháp và lộ trình triển khai nhằm cân bằng việc dần giảm phát thải carbon đối với mọi ngành sản xuất, bảo đảm tính cạnh tranh với thế giới

Có thể thấy, về lâu dài, sản xuất xanh là xu thế chung, tất yếu của thế giới, không chỉ EU mà các thị trường khác sẽ áp dụng những chính sách khắt khe về bảo vệ môi trường và sức khỏe… đối với sản phẩm nhập khẩu. Các doanh nghiệp ngành Thép Việt Nam buộc phải có định hướng đổi mới sản xuất và các quy trình khắt khe để bắt nhịp với xu thế này để phát triển ổn định, bền vững trong tương lai.

Do đó, cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM) là một trong những điều kiện cần và đủ không chỉ riêng đối với 5 ngành thuộc phạm vi áp dụng cơ chế CBAM theo dự luật hiện tại của EU sẽ có khả năng bị tác động.

Tuấn Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Hội thảo ngành Thép Việt Nam ứng phó với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh châu Âu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đà Nẵng tăng cường thu hút khách du lịch MICE 2024
Với lợi thế sẵn có về du lịch MICE, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và doanh nghiệp cùng với chương trình xúc tiến thu hút du lịch MICE được kích hoạt, Đà Nẵng kỳ vọng thu hút các đoàn khách MICE trong thời gian đến.

Tin mới