Thứ bảy, 27/04/2024 21:08 (GMT+7)

Huế: Cây cầu có kiến trúc cổ "Thượng gia, hạ kiều" có giá trị về mặt lịch sử du khách thể bỏ qua

Công Thanh -  Thứ ba, 15/08/2023 13:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cầu ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên – Huế) là một di tích kiến trúc cổ rất có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa, là một trong số ít chiếc cầu còn tồn tại được xây dựng theo kiểu kiến trúc thượng gia, hà kiều mang lại một giá trị nghệ thuật cao ở Việt Nam.

tm-img-alt

Cách thành phố Huế chừng 8km theo đường bộ về phía Đông, Cầu ngói Thanh Toàn thuộc làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy.

Cầu được xây dựng vào năm 1776 bắc qua một con sông nhỏ, được bà Trần Thị Đạo một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của phu nhân một vị quan lớn dưới triều vua Lê Hiển Tông bỏ tiền ra xây dựng để giúp người dân hai bên bờ sông đi lại thuận tiện hơn. Cầu ngói Thanh Toàn được công nhận là di tích cấp Quốc gia vào ngày 14/7/1990.

Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng theo kiểu kiến trúc thượng gia, hạ kiều trên là nhà, dưới là cầu, được xây dựng bằng gỗ có chỗ để nghỉ ngơi, buôn bán và ngắm cảnh. Cầu có chiều dài 17m, chiều rộng 4m, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để tựa lưng.

Trên cầu có mái che, lớp ngói ống tráng men chia làm 7 gian trong đó gian giữa được thiết kế rộng nhất, cầu nằm trên một hệ thống trụ đỡ có sáu hàng, mỗi hàng có ba trụ bằng đá. Qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1847, 1906, 1956, 1971 kích thước và vật liệu xây cầu có thay đổi một chút nhưng kiểu kiến trúc vẫn được giữ nguyên.

tm-img-alt
tm-img-alt

Mặt trước và mặt sau của cầu được trang trí theo nét kiến trúc xưa của Huế như hình rồng, hoa văn được khảm sành, sứ.

tm-img-alt

Dù là di tích cấp quốc gia nhưng cầu ngói Thanh Toàn vẫn thực hiện đúng vai trò của mình là một cây cầu cho người dân di chuyển qua lại hai bên bờ sông.

tm-img-alt

Cầu ngói Thanh Toàn đã tồn tại hơn 200 năm, đã trải qua bao nhiêu cơn bão, lụt lội và chiến tranh tàn phá nhưng dưới sự chung tao của người dân và chính quyền địa phương cùng nhau tu sửa và giữ gìn cây cầu vẫn tồn tại cho đến hôm nay.

tm-img-alt

Cây cầu được chia làm 7 gian trong đó gian giữa là rộng nhất cũng là nơi để thờ bà Trần Thị Đạo người có công xây dựng cầu, hàng năm người dân địa phương tổ chức lễ cúng cho bà vào ngày  15 và 16 tháng 8 âm lịch, để thể hiện lòng biết ơn đối với bà.

tm-img-alt
tm-img-alt
Cầu nằm gần cánh đồng nên ở đây luôn mát mẻ, vì thế đây là nơi hóng gió của người dân địa phương, đặc biệt là các cụ già thường hay ra đây để hưởng không khí mát mẻ và trò chuyện với nhau.
tm-img-alt

Cầu ngói Thanh Toàn luôn mang trong mình một vẻ đẹp dân dã và gần gũi làm cho ta có cảm giác thật bình yên khi đến đây.

Cầu ngói Thanh Toàn vừa có một kiến trúc độc đáo hiếm thấy, vừa mang một vẻ đẹp mộc mạc gần gũi đã tạo ra cho cây cầu một sự thu hút đặc biệt đối với những người yêu thích tìm hiểu về các kiến trúc cổ và những du khách đến Huế để khám phá về những nét văn hóa của Huế.

Hiện nay cầu ngói Thanh Toàn đã trở thành một địa điểm du lịch không thể bỏ qua cho bất cứ ai đến với Huế để du lịch.

Bạn đang đọc bài viết Huế: Cây cầu có kiến trúc cổ "Thượng gia, hạ kiều" có giá trị về mặt lịch sử du khách thể bỏ qua. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề