Thứ bảy, 27/04/2024 19:34 (GMT+7)

Hưng Yên: Tập huấn xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư

Thái Minh Châu -  Thứ sáu, 29/03/2024 17:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 29/3/2024, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Nghị định 61/2023/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư năm 2024. 

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo các Sở, ngành và cán bộ lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Hưng Yên.

tm-img-alt
Toàn cảnh hội nghị triển khai NĐ 61 CP của tỉnh Hưng Yên ngày 29/3/2024

Tại Hội nghị, hơn 300 đại biểu và học viên đã nghe bà Vũ Thị Ngân, chuyên viên Vụ Pháp chế, Bộ VHTT&DL và ông Phạm Văn Hiệu, Phó GĐ Sở VHTT&DL Hưng Yên phổ biến những nội dung chính của NĐ số 61/2023 của Chính phủ và hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã tuyên truyền, phổ biến nội dung NĐ số 61 về xây dựng quy ước, hương ước tại cộng đồng dân cư.

Từ đó có kế hoạch triển khai và có các hoạt động phù hợp với đặc điểm, tình hình và phong tục tập quán của địa phương, góp phần đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội.


Nghị định số 61/2023/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành trên toàn quốc từ ngày 16/8/2023, theo báo cáo của Sở VHTT&DL tỉnh Hưng Yên, tính đến tháng 12/2023, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có 799 quy ước, hương ước được công nhận, chiếm 96% tổng số thôn, tổ dân phố.

tm-img-alt
Bà Vũ Thị Ngân, chuyên viên Vụ Pháp chế Bộ VHTT&DL đọc nội dung NĐ số 61 của Chính phủ.

Hưng Yên là tỉnh có các phong tục chung, nhiều làng trong tỉnh còn lưu giữ một số loại hình thuộc tập quán xã hội riêng, độc đáo như tục ăn trầu, tục dựng cây nêu ngày Tết, lễ cầu mát, tục ăn bún đầu năm... Người Hưng Yên ngày nay còn lưu giữ nhiều phong tục, tập quán mang tính truyền thống tốt đẹp, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” như tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng, tục thờ cúng tổ tiên, thực hiện các lễ tiết trong năm, tục lên lão, mừng thọ…

Trong rất nhiều những phong tục ấy, có những làng lưu giữ hầu như tất cả, nguyên vẹn, tiêu biểu như thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên; thôn Công Luận, xã Phụng Công, huyện Văn Giang…  Tuy nhiên thực trạng chủ yếu hiện nay đối với các làng và thôn, chỉ còn lại vài phong tục chính, nhiều phong tục có nguy cơ mất dần theo thời gian với sự ra đi của lớp người cao tuổi và sự lãng quên của lớp người trẻ. Người dân chủ yếu chú ý đến lễ cúng gia tiên, lễ mừng thọ, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, tục bán con cho Phật cho Thánh, lệ khuyến học…

Như vậy có thể thấy trong các phong tục tập quán, có sự tôn vinh một số phong tục đẹp phù hợp với truyền thống văn hóa địa phương, các phong tục, tập quán này được lưu giữ bằng trí nhớ, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng hình thức truyền miệng.

Các tập quán xã hội giữa các huyện, thành phố có sự phân bố không đồng đều (do đặc trưng riêng có của các địa phương) trong các loại hình, các tập quán xã hội liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo vẫn diễn ra ở hầu hết các di tích, đã làm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của người dân Hưng Yên nói riêng.     

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Bạn đang đọc bài viết Hưng Yên: Tập huấn xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề