Thứ hai, 29/04/2024 09:31 (GMT+7)

Indonesia có kế hoạch nhập khẩu gạo của Việt Nam

MTĐT -  Thứ sáu, 12/01/2018 20:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia Enggartiasto Lukita cho biết Chính phủ Indonesia sẽ nhập khẩu 500.000 tấn gạo bổ sung vào nguồn cung nội địa để kiềm chế giá gạo tăng tại thị trường trong nước.

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, số gạo nói trên dự kiến sẽ được nhập từ Việt Nam và Thái Lan và là loại gạo chất lượng cao để không làm ảnh hưởng tới nông dân và tình hình sản xuất lúa gạo trong nước, vốn sản xuất loại gạo bình thường.

Indonesia có kế hoạch nhập khẩu gạo của Việt Nam. Ảnh: Đình Huệ/TTXVN.

Hiện dự trữ gạo của Indonesia ở mức 950.000 tấn, nhưng phần lớn là gạo chất lượng thấp (dùng để trợ cấp cho người nghèo), trong khi đó lượng gạo dự trữ cho mục đích thương mại chỉ là 11.000 tấn.

Bộ trưởng Lukita cho biết thêm việc nhập khẩu gạo sẽ được tiến hành từ cuối tháng 1 này cho đến khi thu hoạch mùa vụ tới vào khoảng tháng 2 và tháng 3. Chính phủ Indonesia có kế hoạch bán số gạo nói trên với mức giá trung bình mà không tính đến giá nhập khẩu.

Trước đó, Phó Tổng thống Jusuf Kalla cũng đã từng yêu cầu Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia BULOG cân nhắc việc nhập khẩu gạo để giảm giá gạo trong nước. Theo Trung tâm Thông tin giá lương thực chiến lược quốc gia Indonesia (PIHPSN), hiện nay giá gạo trung bình tại nước này đang ở mức 14.100 rupiah/kg (tương đương 1 USD/kg).

Mức giá giữa các vùng khác nhau ở Indonesia có chênh lệch, Tây Papua có giá gạo cao nhất với 14.250 rupiah/kg và giá gạo thấp nhất là ở Tây Nusa Tanggara với mức hơn 9.700 rupiah/kg./.

Theo TTXVN

Bạn đang đọc bài viết Indonesia có kế hoạch nhập khẩu gạo của Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.