Chủ nhật, 28/04/2024 03:19 (GMT+7)

Indonesia sắp phóng vệ tinh mạnh nhất châu Á lên quỹ đạo

MTĐT -  Thứ năm, 15/06/2023 10:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

SATRIA-1, vệ tinh viễn thông mạnh nhất châu Á của Indonesia với công suất 150 Gbps, dự kiến sẽ được phóng lên quỹ đạo vào ngày 19/6

SATRIA-1 - vệ tinh viễn thông mạnh nhất châu Á của Indonesia với công suất 150 Gbps - dự kiến sẽ được phóng lên quỹ đạo vào ngày 19/6 bằng tên lửa Falcon 9 của hãng SpaceX từ mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ, và đi vào hoạt động vào đầu năm 2024.

Ngày 13/6, quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Indonesia Mahfud MD cho biết, việc phóng vệ tinh SATRIA-1 nhằm thúc đẩy sự phát triển cân bằng và nền kinh tế kỹ thuật số bao trùm bằng cách cung cấp truy cập Internet ở mọi khu vực của đất nước.

Ông Adi Rahman Adiwoso, Giám đốc điều hành công ty cung cấp dịch vụ vệ tinh PT Satelit Nusantara Tiga (SNT), cho hay vệ tinh trên sẽ sẵn sàng phục vụ công chúng vào đầu năm 2024 vì phải mất 145 ngày để vệ tinh nằm đúng quỹ đạo.

tm-img-alt
SATRIA-1 của Indonesia sẽ dịch chuyển đến đúng quỹ đạo vào tháng 11/2023 và sẵn sàng hoạt động vào tháng 1/2024. (Nguồn: Antara)

Cụ thể theo ông Adi, dự kiến SATRIA-1 sẽ được phóng trong tháng 6 này và sẽ dịch chuyển đến đúng quỹ đạo vào tháng 11. Công tác kiểm tra tổng thể sẽ được tiến hành vào cuối tháng 12, trước khi vệ tinh sẵn sàng hoạt động vào tháng 1/2024.

Về phần mình, ông Ismail, Tổng cục trưởng Thiết bị và Tài nguyên bưu chính và thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết thêm là dự án vệ tinh đa chức năng (SMP) thuộc sở hữu của nhà nước, SATRIA-1 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ công.

Theo ông Ismail, dịch vụ của SATRIA-1 sẽ miễn phí và bổ sung cho cơ sở hạ tầng viễn thông hiện có bằng cách cung cấp kết nối trực tiếp tới các thiết bị Internet đầu cuối mà không cần các trạm thu phát sóng cơ sở (BTS). Bằng cách này, vệ tinh sẽ bao phủ các khu vực điểm mù vốn không được kết nối bởi các công nghệ khác.

Với 11 trạm mặt đất, SATRIA-1 chủ yếu cung cấp truy cập Internet để phục vụ các dịch vụ công, trong đó tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe, các chính quyền địa phương, quân đội và cảnh sát ở các vùng sâu, vùng xa.

Dù thời hạn phục vụ ban đầu được ấn định là 15 năm, ông Adi cho hay vệ tinh có khả năng kéo dài thời hạn hoạt động thêm 5 năm. Tổng chi phí của dự án SATRIA-1 lên tới 540 triệu USD, cao hơn 90 triệu USD so với ước tính ban đầu, và được tài trợ thông qua quan hệ đối tác công tư.

Hải Đăng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Indonesia sắp phóng vệ tinh mạnh nhất châu Á lên quỹ đạo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề