Thứ ba, 19/03/2024 12:58 (GMT+7)

Gạch lát xuyên nước – Vì môi trường xanh

MTĐT -  Thứ ba, 27/03/2018 14:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sản phẩm gạch lát xuyên nước được xem là giải pháp hữu ích, khắc phục nhược điểm của quá trình bê tông hóa đô thị, thân thiện môi trường.

Sản phẩm gạch lát xuyên nước là loại vật liệu thân thiện với môi trường giúp giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, giảm thiểu tình trạng ngập úng, dưỡng ẩm duy trì phát triển hệ sinh thái tự nhiên như cây xanh, thảm cỏ.

Những năm gần đây, quá trình bê tông hóa đô thị diễn nhanh chóng gây ra không ít hệ lụy cho môi trường tự nhiên và xã hội như: hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, ngập úng, ô nhiễm, sụt giảm nguồn nước ngầm, sụt lún nền đất đô thị, tiêu diệt sinh vật tự nhiên trong lòng đất - TS Nguyễn Quang Cung – Phó Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam, cho biết khi trao đổi với phóng viên Báo Xây dựng.

Gạch lát xuyên nước bổ sung lượng nước ngầm tại các khu đô thị, dưỡng ẩm duy trì phát triển hệ sinh thái tự nhiên như cây xanh, thảm cỏ.

Để khắc phục vấn đề này, một số quốc gia phát triển tại Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đã áp dụng sản phẩm gạch lát xuyên nước dùng làm đường giao thông, bãi đỗ xe, vỉa hè, sân công cộng và các công trình ngoài trời khác.

Theo TS Nguyễn Quang Cung, đây là loại vật liệu thân thiện với môi trường, đáp ứng được yêu cầu chịu tải trọng trong khi cho phép nước mưa xuyên qua, thẩm thấu xuống lòng đất tự nhiên, một mặt giúp giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, giảm thiểu tình trạng ngập úng, duy trì nguồn nước ngầm, bảo vệ sự sống của sinh vật trong lòng đất…

Tuy nhiên, ở Việt Nam, sản phẩm này chưa được quan tâm và nghiên cứu một cách thấu đáo mặc dù thường xuyên diễn ra ngập úng tại các thành phố và đô thị lớn.

Những tính năng nổi trội của gạch lát xuyên nước thế hệ mới.

“Hầu hết hệ thống thoát nước của các thành phố và đô thị lớn đều sử dụng vật liệu truyền thống như bê tông cho cống thoát nước, gạch block cho vỉa hè, bãi đỗ xe, là những loại vật liệu không giải quyết được vấn đề ngập úng trong mùa mưa do cấu trúc đặc chắc nên nước không thoát qua”, TS Nguyễn Quang Cung cho biết và đánh giá cao sản phẩm gạch lát xuyên nước mà Cty CP Gạch Khang Minh vừa giới thiệu ra thị trường mới đây.

Việc ứng dụng gạch lát xuyên nước sẽ góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề đặt ra trong phát triển đô thị tại Việt Nam. Sau một thời gian nghiên cứu và đầu tư dây chuyền sản xuất, Cty CP Gạch Khang Minh đã sản xuất thành công sản phẩm gạch lát xuyên nước theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đa dạng sản phẩm cho nhiều công trình trong thi công xây dựng

Theo đó, cùng với việc thực hiện đầu tư nhà máy thứ 2 với công suất 180 triệu viên gạch xây không nung, nâng gấp đôi năng suất hiện tại, Cty CP Gạch Khang Minh cũng dự phóng đầu tư thêm dây chuyền sản xuất gạch lát xuyên nước với quy mô lớn. Khang Minh đang thực hiện chiến lược phát triển trở thành nhà sản xuất Vật liệu xây dựng xanh hàng đầu Việt Nam.

“Dây chuyền sản xuất đầu tiên đã hoạt động, sản phẩm đã có, ưu điểm rất rõ ràng, chỉ cần có tín hiệu tốt về khả năng phát triển của nhóm sản phẩm này thì chúng tôi sẽ thực hiện đầu tư thêm, đảm bảo đủ khả năng phục vụ khách hàng”, ông Lê Hoài An chia sẻ.

Nhận định về khả năng phát triển của sản phẩm gạch lát xuyên nước, ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng: Với tốc độ đô thị hóa, bê tông hóa nhanh chóng của Việt Nam hiện nay, chúng ta lại phải có những loại vật liệu mới, vật liệu xanh, vật liệu thân thiện với môi trường để cung cấp cho ngành Xây dựng giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển đô thị. Các sản phẩm này vừa phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, tải trọng, làm đẹp cho đô thị nhưng cũng phải đảm bảo yếu tố tự nhiên, khí hậu, môi trường.

T/H (theo báo xây dựng, moitruong.net.vn)

Bạn đang đọc bài viết Gạch lát xuyên nước – Vì môi trường xanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tái tạo rừng sau động đất: Một quá trình đầy thách thức
Sau mỗi trận động đất, các khu vực rừng phải mất thời gian lên tới hàng thập kỷ để phục hồi hoàn toàn. Vì vậy cần thiết phải quản lý rủi ro để bảo vệ môi trường, tài nguyên rừng hiệu quả sau trước và sau các thảm hoạ địa chất.

Tin mới