Thứ bảy, 27/04/2024 17:31 (GMT+7)

Khoan giếng dưới gầm giường để lấy nước mặn nuôi tôm

MTĐT -  Thứ bảy, 07/07/2018 14:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh Bến Tre, ông Bùi Văn Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Bến Tre, cho biết người dân một số vùng ngọt hóa đã khoan giếng dưới gầm giường để lấy nước mặn nuôi tôm.

Đó là cách làm phổ biến hiện nay của người dân vùng ngọt hóa thuộc các huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú để nuôi tôm biển, được ông Bùi Văn Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Bến Tre, thông tin khi trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh Bến Tre (nhiệm kỳ 2016 - 2021) diễn ra ngày 6/7.

Theo ông Lâm, tình trạng người dân phá bỏ vườn dừa, vườn cây ăn trái trong vùng ngọt hóa để nuôi tôm biển bùng phát từ năm 2010 đến nay. UBND tỉnh đã liên tục chỉ đạo các địa phương ngăn chặn, xử phạt hành vi vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, khoang giếng lấy nước mặn gây nguy cơ sụt lún đất, xả thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái…

Hiện nay, theo thống kê, vẫn còn hơn 1.900 giếng khoan của 2.381 hộ nuôi tôm biển với tổng diện tích gần 700 ha. Ông Lâm cho biết thời gian tới sẽ phá bỏ tất cả giếng khoan nước mặn; xử phạt nghiêm các trường hợp khoan mới.

Đối với các hộ đã “lỡ” nuôi thì sẽ giám sát chặt chẽ việc xả thải ra môi trường; phải viết cam kết khi đưa kobe, xáng cạp vào vùng ngọt hóa để đề phòng vào đây phá vườn dừa đào ao... Về hiệu quả nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa, ông Lâm khẳng định hiệu quả rất ít và không bền vững.

Theo Thanh Niên

Bạn đang đọc bài viết Khoan giếng dưới gầm giường để lấy nước mặn nuôi tôm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề