Thứ hai, 29/04/2024 23:21 (GMT+7)

Kim Động- Hưng Yên: Tích cực tuyên truyền phân loại rác thải tại nguồn

Hải Vân -  Thứ sáu, 07/07/2023 16:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 6/7, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Vĩnh Xá, huyện Kim Động (Hưng Yên) đã phối hợp cùng Trường Đại học TN&MT Hà Nội tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền, chia sẻ và lấy ý kiến cộng đồng về quản lý Chất thải rắn sinh hoạt theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020”.

Theo ông Vũ Văn Thạo, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Xá, trong những năm qua, Nhà nước rất quan trọng về công tác quản lý tài nguyên môi trường, bảo vệ môi trường. UBND xã Vĩnh Xá nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung đã thực hiện nhiều công tác tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn giữ gìn vệ sinh chung, giảm rác thải và ô nhiễm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

img_1773.jpg
Ông Vũ Văn Thạo, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Xá phát biểu 

Hiện nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vĩnh Xá và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên đã có nhiều chương trình, hoạt động tổ chức tuyên truyền phân loại rác thải tại nguồn đến các hộ gia đình, người dân về việc sử dụng rác thải có thể tái chế như giấy, nhựa, kim loại, cao su, thủy tinh,… để chế tạo thành những thành phẩm, hoặc dùng chế phẩm sinh học biến rác thải hữu cơ thành phân vi sinh phục vụ chăm bón cây trồng,… Nhận thức được tầm quan trọng của phân loại rác tại nguồn, Hội nghị ngày hôm nay có ý nghĩa rất lớn, tác động sâu sắc tới nhận thức của cộng đồng về quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), đưa Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 đi vào thực tiễn trong cộng đồng, nhân dân.

img_1785.jpg
PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh,Trưởng Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nhấn mạnh về công tác quản lý môi trường trong Luật BVMT 2020

Tại Hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Trưởng Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chia sẻ, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng vấn đề môi trường và kiên quyết không đánh đổi môi trường vì kinh tế. Vì vậy, trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có nhiều chính sách mới, nội dung mang tính đột phá, trong đó, lần đầu tiên cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường như phải được tiếp cận thông tin, là đối tượng được tham vấn, phát huy vai trò giám sát, phản biện của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường. Do đó, rất cần phổ biến cho người dân nắm rõ về Luật Bảo vệ môi trường 2020 để áp dụng vào thực tế.

Luật Bảo vệ môi trường cũng đưa ra nhiều điểm mới như coi rác thải là tài nguyên (đồ dùng, sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng,…); người dân phải nộp tiền theo giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH. Nếu hộ gia đình, cá nhân không phân loại hoặc phân loại không đúng quy định theo khoản 1 điều 75 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 thì phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý như đối với chất thải rắn sinh hoạt.

"Việc thu phí xử lý rác thải rắn sinh hoạt (sẽ được áp dụng trong Luật BVMT từ ngày 1/1/2025),nên ngay từ bây giờ phải phổ biến, hướng dẫn cho người dân phân loại rác như thế nào để vừa bảo vệ môi trường và vừa giảm được chi phí phải trả cho dịch vụ môi trường.", PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh nhấn mạnh.

img_1822.jpg
Hội nghị “Tuyên truyền, chia sẻ và lấy ý kiến cộng đồng về quản lý Chất thải rắn sinh hoạt theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020”.

PGS.TS Nguyễn Hồng Hạnh cũng đặc biệt lưu ý người dân trong việc sử dụng, phân loại rác là túi nilon sử dụng 1 lần. Theo đó, việc dùng túi nilon đã hình thành một thói quen khó bỏ trong cộng đồng, xã hội, đã gây nên tình trạng khối lượng chất thải loại này ngày một gia tăng; việc xử lý theo biện pháp chôn lấp những CTRSH vô cơ khó phân hủy sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức chịu tải của môi trường. Từ kinh nghiệm của các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc,… việc sử dụng túi nilon đã được tính phí rất cao để bảo vệ môi trường một cách triệt để, do đó, Việt Nam cũng cần áp dụng những kinh nghiệm nước ngoài trong việc giải quyết tình trạng phát sinh túi nilon, bảo vệ sức chịu tải của môi trường.

img_1900.jpg
Toàn thể Hội nghị chụp ảnh lưu niệm

Đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường đối với trường hợp người dân mở trang trại chăn nuôi như chăn nuôi lợn, bò,… cần phải tái sử dụng tuần hoàn nước thải, chuồng trại cách xa nơi sinh sống của người dân ít nhất 400m, xây dựng bể chăn nuôi, vận hành, thử nghiệm quan trắc môi trường phải đạt chuẩn, khi đó người dân mới được cấp phép xây dựng trang trại chăn nuôi.

Cũng theo PGS.TS Hồng Hạnh, quá trình ủ phân CTRSH hữu cơ (thực phẩm, thức ăn, rau củ quả thừa…) giúp các hộ gia đình có thể xử lý chất thải thực phẩm tại nhà, trong đó cần chuẩn bị thùng chứa (từ 160 – 300 lít), có những lỗ nhỏ bên cạnh thùng, đường kính 0,5 -1cm để không khí có thể lùa vào các lỗ nhỏ, khi cho chất thải sau phân loại vào thùng sẽ phải đậy nắp, lượng rác trong khoảng 2 – 3 ngày rải 1 lượng đất mỏng để làm ướt chế phẩm, sau đó từ khoảng 30 – 45 ngày hoặc tối đa 3 tháng, chất thải phân hủy thành phân vi sinh có thể lấy phân ủ để chăm bón cây trồng. Đặc biệt đối với củ sắn dây và khoai sọ sau khi sử dụng phân vi sinh chăm tưới sẽ đạt được năng suất rất cao.

Bạn đang đọc bài viết Kim Động- Hưng Yên: Tích cực tuyên truyền phân loại rác thải tại nguồn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hàng tấn cá chết bất thường trên sông Mã
Từ ngày 19/3 đến 28/4, trên địa bàn các xã Thiết Kế, Thiết Ống, Ban Công, Ái Thượng và thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước(Thanh Hóa) xuất hiện hàng tấn cá lồng nuôi chết bất thường có hàng chục trên sông Mã khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...