Thứ hai, 06/05/2024 19:34 (GMT+7)

Kính siêu bền dẻo như nhựa lấy cảm hứng từ vỏ sò

Ngọc Anh -  Chủ nhật, 10/10/2021 14:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một loại kính siêu bền lấy cảm hứng từ vỏ sò đã được các nhà khoa học đến từ Đại học McGill ở Montreal (Canada) nghiên cứu phát triểm.

Lấy cảm hứng từ tự nhiên, nhóm nghiên cứu đã tạo ra vật liệu tổng hợp từ kính và acrylic mô phỏng lớp xà cừ của loài động vật thân mềm. Ông giải thích xà cừ có độ cứng của vật liệu rắn và độ bền của vật liệu mềm. Xà cừ cấu tạo từ các mẩu vật liệu cứng xen kẽ với protein mềm có tính đàn hồi cao. Cấu trúc này tạo ra độ bền vượt trội, khiến xà cừ dẻo dai gấp 3.000 lần vật liệu cấu thành.

tm-img-alt
Xà cừ cấu tạo từ các mẩu vật liệu cứng xen kẽ với protein mềm có tính đàn hồi cao

Những loại vật liệu tự nhiên này có những thiết kế bền bỉ, hoàn hảo và luôn được con người ứng dụng thực tế. Đặc biệt, dù là thủy tinh những vật liệu mới sẽ có khả năng đàn hồi giống như nhựa và không bị vỡ khi va chạm.

Việc sản xuất kính truyền thống với các kỹ thuật chỉnh nhiệt và ép nhiều lớp để có thể gia cố kính thường rất tốn kém. Các nhà nghiên cứu mô phỏng lại cấu trúc của xà cừ với các lớp kính và acrylic, tạo ra một vật liệu đục có độ bền đặc biệt cao, dễ sản xuất với chi phí rẻ hơn nhiều. Sau đó, họ biến vật liệu tổng hợp thành trong suốt bằng cách điều chỉnh chiết xuất của acrylic. Vật liệu kính mới không chỉ bền gấp 3 lần kính thông thường mà còn chịu nứt tốt gấp 5 lần. 

Khi bị va đập mạnh, loại kính mới sẽ không bị vỡ thành nhiều mảnh. Nó dễ uốn giống nhựa và có thể dùng để cải tiến màn hình điện thoại di động trong tương lai cùng nhiều ứng dụng khác.

Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch cải tiến vật liệu bằng cách tích hợp công nghệ thông minh cho phép kính thay đổi đặc tính cơ học, màu sắc và tính dẫn điện.

Bạn đang đọc bài viết Kính siêu bền dẻo như nhựa lấy cảm hứng từ vỏ sò. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sử dụng công nghệ nano tạo sản phẩm nông nghiệp sạch
Ngoài những ứng dụng trong y học, vật liệu điện tử, xây dựng, năng lượng, công nghệ nano trong nông nghiệp đang là hướng đi mới cho ngành nông nghiệp với nhiều tiềm năng thay thế thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón hóa học...

Tin mới