Thứ hai, 29/04/2024 12:02 (GMT+7)

Lần đầu doanh nghiệp xin xuất khẩu 300.000 tấn bụi lò thép

MTĐT -  Thứ tư, 21/12/2016 10:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

(phapluatmoitruong.vn) - Ngày 20-12, Bộ Công thương cho biết Công ty TNHH Kim Phúc Hà (Lạng Sơn) vừa có văn bản gởi Bộ Công thương đề nghị được xuất khẩu 300.000 tấn bụi lò thép.

Trong văn bản, công ty Kim Phúc Hà cho rằng bụi lò thép là chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất thép ở VN chưa được tái chế, hiện được các nhà máy ở VN thu gom, đóng bao và lưu trữ trong các nhà kho.

Việc này “không đảm bảo quy định về quản lý chất thải nguy hại với số lượng ngày một tăng mà chưa có phương án xử lý hoặc tái chế vì chưa có đơn vị nào đủ năng lực xử lý loại chất thải này”. 

Xuất phát từ thực tế, Công ty Kim Phúc Hà đã nghiên cứu thị trường và ký hợp đồng xuất khẩu với Công ty hữu hạn thương mại Phú Bang, thành phố Cảng Phòng Thành (Trung Quốc) để xuất khẩu lượng bụi thép nói trên.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa - phó chủ tịch Hiệp hội thép VN (VSA) - bụi lò thép nói trên được lấy từ quá trình luyện sắt, thép phế trong quá trình luyện phôi thép từ lò điện. Khi khói thải ra, trước khi xả ra môi trường, được lọc lại thành bụi.

Bụi này được quy định là chất thải độc hại, nguy hại theo tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên - môi trường vì chứa nhiều kim loại nguy hiểm, trong đó có kẽm.

Sở dĩ có kẽm trong quá trình tích tụ thành bụi vì nguyên liệu để luyện ra phôi thép có cả sắt, thép phế, tôn mạ kẽm các loại.

Ông Sưa cho rằng việc Trung Quốc muốn mua bụi lò thép nói trên không nằm ngoài mục đích để lấy nguyên liệu kẽm bằng phương pháp tách kim loại. Vì trong bụi lò thép luyện từ lò điện đang chứa 19-20% hàm lượng kẽm, cao hơn nhiều so với tỉ lệ cần có từ việc khai thác từ quặng kẽm thông thường.

Tại VN, theo ông Sưa, “cũng đã có một vài đơn vị đăng ký xử lý bụi lò thép, chủ yếu nằm ở phía Bắc. Nhưng các lò điện tại miền Bắc lại có dùng gang lỏng và thép phế trong quá trình luyện phôi, nên tỉ lệ kẽm thu lại được không nhiều so với việc chỉ dùng thép phế, quặng sắt hoặc tôn mạ kẽm, chỉ còn khoảng 10-11%”.

Ông Sưa cũng cho rằng việc Công ty Kim Hà Phúc xin xuất khẩu chính thức bụi lò thép “cần được ghi nhận là trường hợp đầu tiên”, trong khi thực tế thì cũng đã có doanh nghiệp xuất đi bằng được tiểu ngạch, "hoặc bằng đường gì thì cũng không rõ".

Theo TTO

Bạn đang đọc bài viết Lần đầu doanh nghiệp xin xuất khẩu 300.000 tấn bụi lò thép. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hành động để giải quyết các thách thức toàn cầu
Cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về 'hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia nhằm tìm kiếm giải pháp cho những thách thức toàn cầu hiện nay.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.