Thứ tư, 16/10/2024 04:11 (GMT+7)

Liên hợp quốc cảnh báo nạn khai thác cát quá mức trên toàn cầu

Hải Đăng -  Thứ tư, 06/09/2023 14:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) mới đây đã cảnh báo về thiệt hại nặng nề đối với đa dạng sinh học và những hậu quả nặng nề do vấn nạn khai thác cát quá mức trên toàn cầu.

Trong sự kiện ra mắt nền tảng dữ liệu toàn cầu đầu tiên về khai thác trầm tích trong môi trường biển, UNEP cho biết khoảng 6 tỷ tấn cát đang được khai thác từ biển và đại dương trên thế giới mỗi năm, không khác nào "máy hút bụi khổng lồ" và loại bỏ tất cả vi sinh vật là thức ăn cho các loài sinh vật biển địa phương, qua đó tác động mạnh đa dạng sinh học, nghề cá và những cộng đồng ven biển vốn đang đối mặt với bão và tình trạng nước biển dâng.

tm-img-alt
Một tàu nạo vét phun cát ở Hà Lan. Ảnh: Reuters

Bên cạnh đó, dù đến nay số cát khai thác vẫn ít hơn lượng cát tích tụ hằng năm trên toàn thế giới, nhưng ở một số khu vực, lượng cát bị nạo vét đang vượt quá tốc độ có thể bù đắp. UNEP cho biết, tốc độ khai thác đang tăng lên trên toàn cầu và gần đạt tốc độ bổ sung tự nhiên là 10 - 16 tỷ tấn trầm tích trôi vào các đại dương mỗi năm. Ví dụ thực tế ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nơi đang chìm dần do thiếu trầm tích, kéo theo nhiều vấn đề trong việc bảo vệ đa dạng sinh học của khu vực.

Nền tảng mới được UNEP công bố, có tên "Marine Sand Watch", sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi và giám sát các hoạt động nạo vét cát, đất sét, bùn, sỏi và đá trong môi trường biển trên thế giới. Nền tảng này sử dụng tín hiệu Hệ thống nhận dạng tự động (AIS) cho các tàu kết hợp với AI để xác định hoạt động của các tàu nạo vét. 

Các tín hiệu do tàu phát ra cho phép "truy cập vào chuyển động của mọi con tàu trên Trái đất", đồng thời nhận định khả năng AI có thể phân tích nhiều dữ liệu thu thập được. Hiện nền tảng mới vẫn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu và mới chỉ giám sát được khoảng 50% tàu thuyền trên toàn thế giới.

Với nền tảng theo dõi việc khai thác cát toàn cầu của mình, UNEP dự định giúp đỡ các quốc gia không phải lúc nào cũng có khung pháp lý và luật pháp đầy đủ để quản lý việc khai thác và sử dụng đúng mức tài nguyên cát của họ.

Cát và sỏi chiếm một nửa tổng số vật liệu được khai thác trên thế giới. Trên toàn cầu, 50 tỷ tấn cát sỏi được sử dụng mỗi năm - tương đương với một bức tường cao 27 m và rộng 27 m trải dài quanh xích đạo. Chúng là thành phần quan trọng của bêtông và nhựa đường.

Cát, nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai thác nhiều thứ hai trên thế giới, không còn có thể chỉ là một loại vật liệu thông thường nữa, mà có thể coi là một nguồn tài nguyên chiến lược.

Trong khi cát khai thác từ các mỏ trên đất liền có thể phục hồi ở mức độ nào đó, việc khai thác cát và vật liệu khác từ môi trường sông và biển sẽ làm thay đổi hình dạng sông hoặc bờ biển. Những con tàu nạo vét giống như máy hút bụi khổng lồ dưới đáy biển. Tất cả vi sinh vật trong cát đều bị nghiền nát và không còn gì sót lại. Nếu lấy hết cát và chỉ còn lại nền đá trơ trọi thì sẽ không phục hồi được. Nhưng nếu để lại 30 - 50 cm thì nó sẽ hồi phục.

Điều này càng đúng hơn khi xét đến biến đổi khí hậu và các hậu quả của nó. Cát sẽ rất cần thiết để đối phó với mực nước biển dâng cao, bão và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng như tua-bin gió hoặc tấm pin Mặt Trời.

Bạn đang đọc bài viết Liên hợp quốc cảnh báo nạn khai thác cát quá mức trên toàn cầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chăm sóc cây xanh đô thị kiến tạo cảnh quan du lịch Sa Pa
Những năm gần đây, việc chăm sóc cây xanh đô thị và cây hoa trang trí đã trở thành một yếu tố kiến tạo nên không gian du lịch của thị xã Sa Pa. Đây là nỗ lực nhằm nâng cao cảnh quan đô thị, chất lượng môi trường thiên nhiên.

Tin mới