Thứ ba, 30/04/2024 07:54 (GMT+7)

Mực nước biển dâng cao là con dao hai lưỡi đối với lưu trữ carbon

MTĐT -  Thứ hai, 10/04/2023 20:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nghiên cứu mới cho thấy mực nước biển dâng là con dao hai lưỡi đối với quá trình thu giữ carbon ven biển. Mực nước biển dâng ở mức vừa phải sẽ giúp tăng khả năng lưu trữ carbon, nhưng nếu dâng quá nhanh sẽ làm giảm khả năng này.

Các hệ sinh thái ven biển là kho chứa carbon tự nhiên. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách coi vịnh, đầm lầy và rừng ven biển là giải pháp tự nhiên để chống lại biến đổi khí hậu. Nhưng khả năng hấp thụ carbon dioxide của các hệ sinh thái này phụ thuộc vào các nhân tố đa dạng thường xung đột với nhau, bao gồm nguồn cung cấp trầm tích, độ dốc bờ biển, phạm vi thủy triều, chế độ sóng và sự thay đổi mực nước biển.

tm-img-alt
: Các quá trình vật lý và sinh học được sử dụng để lập mô hình lưu trữ carbon. Nguồn: phys.org

Trong nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Hàng hải Virginia (VIMS), thuộc trường ĐH William & Mary đã phát triển mô hình mới để tìm hiểu về các chế độ và thời gian lưu trữ carbon ở khu vực ven biển. Điểm mới là nghiên cứu đã mô phỏng sự di chuyển của carbon giữa các hệ sinh thái khi nước biển dâng dẫn đến sự thay đổi về ranh giới và kích thước của chúng. Các nghiên cứu về carbon ven biển hoặc carbon “xanh” (carbon được lưu trữ trong các hệ sinh thái biển và ven biển) trước đây chủ yếu tập trung vào số phận của nó trong các môi trường tĩnh, đơn lẻ.

Mô hình động lực học đầm lầy của nhóm cho thấy tốc độ nước biển dâng là chìa khóa để xác định liệu carbon xanh có đi vào hồ chứa ven biển trong dài hạn hay ngắn hạn. Chỉ có việc lưu trữ lâu dài trong hàng thế kỷ hoặc thiên niên kỷ, mới giúp nhân loại giảm thiểu tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu.

TS. Kendall Valentine, người dẫn dắt nghiên cứu khi đang làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại VIMS, cho biết: “Hệ thống ven biển có thể phục hồi và tiếp tục lưu trữ lượng carbon ngày càng tăng với tốc độ nước biển dâng vừa phải. Nhưng nếu tốc độ nước biển dâng quá nhanh, đầm lầy không thể theo kịp, hệ thống đầm lầy sẽ sụp đổ và giảm thiểu lượng carbon lưu trữ ven biển”.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mực nước biển dâng là con dao hai lưỡi đối với quá trình cô lập carbon ven biển. Khi mực nước biển dâng ở mức vừa phải sẽ giúp tăng năng suất thực vật và lưu giữ carbon trong đất. Mực nước biển dâng nhanh sẽ làm thay đổi vị trí lưu trữ carbon – từ những khu rừng tương đối ổn định thành những đầm lầy dễ bị tổn thương hơn”, TS. Matt Kirwan ở VIMS, đồng tác giả nghiên cứu cho biết thêm.

Các nhà nghiên cứu đã xây dựng mô hình hành vi của các hệ sinh thái ven biển với tốc độ mực nước biển dâng từ 1-15 mm mỗi năm. Kết quả cho thấy lượng carbon lưu trữ tăng gấp đôi khi tốc độ mực nước biển dâng rơi vào khoảng 2-5 mm/năm và tiếp tục tăng khi tốc độ nước biển dâng lên tới 10 mm/năm. Vượt qua “điểm tới hạn” này, khả năng lưu trữ carbon bắt đầu giảm khi đầm lầy thay thế rừng và vùng đầm lầy tiếp giáp biển bị xói mòn nhanh hơn.

Các mức nước biển dâng do nhóm tác giả lựa chọn trong nghiên cứu bao gồm những số liệu đã được quan sát trong thực tế và được dự đoán sẽ xảy ra trong thập kỷ tới. Chẳng hạn, tốc độ nước biển dâng dọc theo Bờ Đông Hoa Kỳ vào năm 2022 nằm trong khoảng từ 1,49 mm/năm (ở Portland, Maine) đến 5,38 mm/năm (ở Norfolk, Virginia), trong khi mức chuẩn 10 mm/năm được đo tại một vài địa điểm dọc theo Bờ biển vùng Vịnh của Hoa Kỳ – nơi có tốc độ nước biển dâng lớn hơn 8 mm/năm. Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Liên Hợp Quốc) dự báo đến năm 2100, tốc độ nước biển dâng toàn cầu sẽ lên tới 15 mm/năm.

Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với nỗ lực bù đắp lượng khí thải nhà kính thông qua việc mua tín dụng carbon. Các chính sách quản lý bù đắp carbon xanh, chẳng hạn như chính sách trồng cây, các giải pháp trên đất liền hoặc giải pháp “carbon xanh” khác chỉ tính lượng carbon được thu giữ trong một hệ sinh thái cụ thể. Mục đích là tránh việc tính toán hai lần cùng một lượng carbon ban đầu được thu giữ ở nơi khác – chẳng hạn như thông qua quá trình quang hợp trong một khu rừng nội địa hoặc thực vật phù du ngoài khơi nở hoa, sau đó di chuyển đến bờ biển. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy một phần đáng kể carbon đầm lầy (khoảng 50%) có nguồn gốc từ bên ngoài khu vực này.

Nguồn: https://phys.org/news/2023-03-sea-level-double-edged-sword-carbon-storage.html

Bạn đang đọc bài viết Mực nước biển dâng cao là con dao hai lưỡi đối với lưu trữ carbon. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Thanh An(dịch)/tiasang.com.vn

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...