Thứ hai, 29/04/2024 18:17 (GMT+7)

New Zealand: Lên lộ trình cấm PFAS do lo ngại chất gây ung thư trong mỹ phẩm

MTĐT -  Thứ năm, 01/02/2024 11:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

New Zealand sẽ cấm 'hóa chất vĩnh cửu' (PFAS), trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về rủi ro sức khỏe và môi trường do các hóa chất gần như không thể phân hủy này gây ra.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), New Zealand dự kiến sẽ cấm PFAS trong mỹ phẩm từ năm 2026. Việc “nói không” với các chất perfluoroalkyl và polyfluoroalkyl (PFAS) trong mỹ phẩm sẽ bảo vệ con người và môi trường khỏi các hóa chất độc hại.

Các hóa chất tồn tại bền vững, hay hóa chất vĩnh cửu (PFAS) đôi khi được sử dụng trong các sản phẩm như sơn móng tay, kem cạo râu, kem nền, son môi và chuốt mi. Chúng được bổ sung để làm mịn da hoặc làm cho mỹ phẩm bền hơn, trơn hơn và chống nước. Chuyên gia về các chất độc hại của EPA, Shaun Presow nhấn mạnh các chất này không dễ bị phân hủy, chúng có thể tích tụ trong cơ thể và một số gây độc ở mức cao.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, mối liên hệ giữa PFAS với các bệnh ung thư, dị tật bẩm sinh, cũng như tác động tiêu cực của nó đến hệ thống miễn dịch của con người và động vật. Các hóa chất này đã được phát hiện trong các nguồn nước uống, bọt biển, nước phun mưa, nước ngầm và trong máu. Ngoài ra còn được tìm thấy trong các loại mỹ phẩm như kem cạo râu và son môi, chảo Teflon và hộp đựng bánh pizza.

tm-img-alt
PFAS thường có trong mascara và nhiều loại mỹ phẩm khác. Ảnh: SHUTTERSTOCK

EPA cho biết, mặc dù các hóa chất này được tìm thấy trong một số ít sản phẩm mỹ phẩm nhưng họ vẫn đang thực hiện biện pháp phòng ngừa trước mọi rủi ro tiềm ẩn. Lệnh cấm chất này trong mỹ phẩm là một phần trong phản ứng rộng hơn nhằm bảo vệ chống lại các hóa chất, bao gồm kiểm tra nồng độ cơ bản của PFAS trong môi trường và loại bỏ dần bọt chữa cháy PFAS.

Không chỉ riêng tại New Zealand, một số tiểu bang ở Mỹ đã đề xuất luật cấm hoặc hạn chế PFAS trước các quy định của liên bang. Bang California là khu vực pháp lý lớn đầu tiên cấm tất cả PFAS trong mỹ phẩm vào tháng 9.2022, với thời gian chuyển tiếp thực thi sau ngày 1.1.2025. Trong khi các bang Maine và Minnesota gần đây cũng đã thông qua luật cấm các sản phẩm được sản xuất bằng hóa chất PFAS từ năm 2030. Liên minh châu Âu (EU) đang nghiên cứu một lệnh cấm rộng rãi hơn đối với các hóa chất này.

Giáo sư Allan Blackman, Khoa Khoa học - Đại học công nghệ Auckland cho biết, như EPA đã thông báo vào năm 2023, một lệnh cấm PFAS trong mỹ phẩm sẽ được thực hiện để việc nhập khẩu và sản xuất mỹ phẩm chứa PFAS sẽ chấm dứt vào cuối năm 2026 và nguồn cung mỹ phẩm chứa PFAS sẽ chấm dứt vào cuối năm 2027. Tuy nhiên, ông cho rằng cần theo dõi xem có biện pháp nào đối với các nguồn PFAS khác như các đồ nhà bếp chống dính và vải chống thấm.

Các chuyên gia về môi trường, y tế và khoa học đã hoan nghênh nỗ lực này và cho rằng, động thái này sẽ giúp New Zealand trở thành một trong những quốc gia tiên phong trên toàn cầu đưa ra lệnh cấm PFAS trong mỹ phẩm.

Hải Đăng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết New Zealand: Lên lộ trình cấm PFAS do lo ngại chất gây ung thư trong mỹ phẩm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...