Thứ hai, 29/04/2024 07:42 (GMT+7)

Ngọc Huyền: Cô bé bán vé số dạo và cuộc đổi đời nhờ vọng cổ

Phùng Hiệu -  Thứ tư, 08/02/2023 13:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trước khi đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp, Đỗ Ngọc Huyền có tuổi thơ khốn khó, nhiều thăng trầm…

Người ta hay nói Ngọc Huyền có một đôi mắt rất buồn. Ngay cả khi cô cười, niềm vui cũng khó lòng che lấp đi nét âu lo, rụt rè thường trực sẵn trong đôi mắt. Có lẽ, đó chính là dấu ấn để lại của tuổi thơ lam lũ, những bước trưởng thành đẫm mồ hôi và nước mắt mà Ngọc Huyền đã bước qua.

tm-img-alt

Cho tới tận hôm nay, khi đã trở thành ngôi sao ca nhạc, là thần tượng của rất nhiều người, những dấu hằn của quá khứ ấy vẫn không thể mất đi. Nó vẫn hiện diện đâu đây, không chỉ trong ánh mắt, nụ cười, mà còn cả trong giọng hát hay những mơ ước mà Ngọc Huyền giữ trong lòng…

Ngọc Huyền sinh ra tại một miền quê nghèo ở Sóc Trăng, gia đình không ai theo đuổi nghệ thuật. Ngay từ khi còn nhỏ, Ngọc Huyền đã bộc lộ giọng hát thiên bẩm, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô chỉ nghĩ hát là niềm vui để xua tan những vất vả trong cuộc sống, hoàn toàn không nghĩ việc sẽ trở thành ca sĩ.

Năm 14-15 tuổi, giải bạc Chuông vàng vọng cổ 2021 đã đi bán vé số phụ bố mẹ tiền trang trải. Cái nghèo khó bủa vây suốt tuổi thơ Ngọc Huyền, thế nhưng cô chưa từng một lời oán trách mà ngược lại thương gia đình, bố mẹ nhiều hơn.

Những ca sĩ để đến được thành công chẳng mấy ai sung sướng, nhưng vất vả và cực khổ như Ngọc Huyền thì cũng chẳng có nhiều. Thậm chí, ngay cả trước khi đặt chân tới Sài Gòn hoa lệ, những tháng ngày tuổi thơ của cô bé còn lại cũng không mấy khi có bóng dáng của niềm vui.

Nhưng dường như, chính tột cùng của sự khốn khó ấy đã góp phần rất lớn tạo ra Ngọc Huyền của hôm nay – người đàn bà mạnh mẽ và bền bỉ, ẩn giấu bên trong những yếu đuối, rụt rè. Có lẽ vì vậy mà những ca khúc viết về tình cảm gia đình, qua tiếng hát của Ngọc Huyền trở nên khắc khoải hơn.

tm-img-alt

Tuổi thơ cô trải qua những nỗi buồn, chỉ có niềm vui là nghe những bài ca cải lương dân tộc. Cũng chính vì thế Ngọc Huyền chuyên hát về những ca khúc hiền hòa trữ tình.

Không giống như nhiều nghệ sĩ cùng trang lứa, hành trang của Ngọc Huyền khi tới với sân khấu ca nhạc chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Không kinh nghiệm, không có mối quan hệ xã hội, không tiền bạc, việc Ngọc Huyền có thể trở thành ngôi sao trong làng nhạc dân ca trữ tình chính là sự an bài tinh tế của số phận.

Ngọc Huyền từng kể, nếu tính chi li có bao nhiêu công việc chân tay, cô đã đều làm qua cả trước khi nổi tiếng. Từ bán vé số cho tới công nhân nhà máy, từ dọn dẹp thuê hàng quán… cô đều từng trải qua. Miễn là công việc đó có thể kiếm ra tiền, cô sẽ chẳng nề hà. Tuổi thanh xuân của Ngọc Huyền trôi qua tại miền quê nghèo với những chuỗi ngày dài mỏi mệt, nhàm chán và buồn tẻ.

Cô thích hát từ nhỏ và những thăng trầm trong cuộc sống càng khiến cho giọng hát của Ngọc Huyền thêm sâu lắng và truyền cảm hơn bao giờ hết. Chính nhờ những cảm xúc mang theo đó, giọng hát của Ngọc Huyền nhanh chóng chạm vào sâu trong tâm hồn đồng điệu những người yêu nhạc.

Cũng vì vậy mà con đường đi tới thành công của Ngọc Huyền không thể diễn ra chóng vánh một sớm, một chiều, mà cô phải bước đi một chặng đường rất dài. Trên con đường ấy cũng không hề thiếu khổ cực, vất vả, nước mắt và những giọt mồ hôi…

tm-img-alt

Tính cách của Ngọc Huyền không hề phù hợp với showbiz. Cô không tinh quái, chiêu trò, cũng không biết bon chen, đấu đá. Điểm mạnh duy nhất của cô chỉ là… sự chăm chỉ mà thôi. Từng 2 lần thất bại ở Chuông vàng vọng cổ nhưng cô gái quê Sóc Trăng không bao giờ bỏ cuộc, thất bại cô lại đứng lên và đi tiếp. Quả nhiên trời không phụ lòng người, giải bạc Chuông vàng vọng cổ 2021 là thành quả xứng đáng dành cho Ngọc Huyền.

Cuộc sống nổi tiếng hay địa vị, danh vọng, tiền bạc cũng chẳng thể nào làm thay đổi con người của Ngọc Huyền. Sự rụt rè, nhút nhát cố hữu hình như đã ăn vào máu thịt của cô không sao xóa bỏ, dù có là cô gái nhỏ bán vé số hay là ngôi sao của sân khấu lớn rực rỡ ánh hào quang. Thứ tính cách đó đã khiến Ngọc Huyền chịu không ít thiệt thòi bởi những đồng nghiệp xấu tính, nhưng bù lại, nó lại khiến khán giả luôn muốn yêu thương, chở che cô.

Dù hiện tại đã thành công, giúp bản thân có cuộc sống tốt hơn và báo hiếu được cho cha mẹ nhưng Ngọc Huyền chưa khi nào chối bỏ quá khứ, quên nơi mình đã sinh ra. Ngọc Huyền cho biết, cô trân trọng gia đình và muốn dành nhiều thời gian ở bên cha mẹ. 

tm-img-alt

Tết năm nay, Ngọc Huyền dự định sẽ trở về quê đón Tết cùng gia đình. Giọng ca trữ tình cho biết, Tết là thời điểm để các thành viên quây quần bên nhau nên dù đắt show cô cũng stừ chối. Với Ngọc Huyền, gia đình và bố mẹ vẫn luôn là ưu tiên số một!

Bạn đang đọc bài viết Ngọc Huyền: Cô bé bán vé số dạo và cuộc đổi đời nhờ vọng cổ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.