Thứ hai, 29/04/2024 09:51 (GMT+7)

Ngôi làng Ấn Độ mắc kẹt giữa hòn đảo đang chìm dần vì BĐKH

MTĐT -  Thứ hai, 03/12/2018 08:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Gần một nửa diện tích đảo Ghoramara tại Ấn Độ đã bị nước biển nhấn chìm do biến đổi khí hậu. Người dân muốn rời đi nhưng khả năng đó không nằm trong tay họ.

Cư dân trên đảo Ghoramara, Ấn Độ, mong muốn rời đi bởi cứ qua mỗi năm, hòn đảo càng thu hẹp lại. Theo các già làng, diện tích ban đầu của hòn đảo là 4,6 km2. Đảo nằm trong vùng châu thổ Sundarbans tại Vịnh Bengal. Tuy nhiên, trong 20 năm qua, nước biển dâng khiến Ghoramara giờ chỉ còn bằng một nửa lúc trước.

Hòn đảo nhỏ là nơi sinh sống của 4.800 người dân. Cách đây 10 năm, dân số ở đây là 7.000. "Nếu một cơn sóng thần hay bão lốc xoáy đổ bộ vào đảo thì chúng tôi sẽ xong đời", Reuters dẫn lời trưởng làng Sanjib Sagar. Vùng châu thổ Sundarbans một phần nằm ở Ấn Độ, phần còn lại thuộc Bangladesh. Đây là khu vực có rừng ngập mặn lớn nhất thế giới và là nơi sinh sống của một số loài hổ, cá heo, chim và bò sát quý hiếm.

Lũ dâng tàn phá cả những vườn cây lá lốt đáng giá mà người dân trông cậy vào để kiếm sống. "Hàng năm, thủy triều dâng mang nước mặn tràn vào nông trại của tôi và phá hoại cây trồng. Tôi phải đối mặt với tổn thất rất lớn", nông dân Mihir Kumar Mondal chia sẻ.

Ghoramara chỉ là một trong nhiều hòn đảo trong vùng châu thổ bị ảnh hưởng vì mực nước biển dâng và đất đai xói mòn. Các chuyên gia cho rằng "thủ phạm" gây ra tình trạng này là biến đổi khí hậu.

Nước lụt đánh sóng vào bờ biển, biến các vùng rìa đảo trở thành bùn đất với những cây cọ dừa gãy đổ. 

Dân làng thường quăng lưới đánh cá, cố gắng tận dụng triều dâng. Tuy nhiên, họ cho biết tình trạng lụt úng đang ngày càng tồi tệ, đe dọa chỗ ở và sinh kế của họ. Dẫu vậy, nhiều người chia sẻ họ không đủ khả năng để rời khỏi hòn đảo.

Sagar cho hay một nửa số dân cư tại đây sẵn sàng di dời nếu chính phủ cấp đất cho họ tại khu vực an toàn hơn nhưng những yêu cầu đền bù hoặc di tản khỏi đảo đều không nhận được phản hồi từ giới chức. 

Khi được hỏi rằng liệu chính quyền đã có bất kỳ kế hoạch nào để người dân tái định cư hay chưa, hai nhân sự tại văn phòng ông Javed Ahmed Khan, bộ trưởng phụ trách ứng phó thiên tai bang Tây Bengal, từ chối bình luận.

"Nếu được chính quyền tạo điều kiện khôi phục cuộc sống thì tôi sẽ di dời", Sheikh Aftab Uddin, 66 tuổi, nói khi ngồi ngoài ngôi nhà mới được xây lại bằng bùn đất sau khi nhà cũ bị nước lũ phá hủy. Mamta Bibi, người vợ 50 tuổi, ngồi bên cạnh.

Các chuyên gia về biến đổi khí hậu cảnh báo sẽ có ngày toàn bộ người dân trên đảo phải được tái định cư.

Học sinh trên đảo Ghoramara đọc sách và viết bài dưới ánh đèn dầu.

"Việc tái định cư đến nơi khác cần được lên kế hoạch. Thẳng thắn mà nói, đây là điều mà phải do chính phủ sắp xếp", Suruchi Bhadwal, nhà nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Viện Tài nguyên và Năng lượng New Delhi, nhận định.

TheoZing

Bạn đang đọc bài viết Ngôi làng Ấn Độ mắc kẹt giữa hòn đảo đang chìm dần vì BĐKH. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.