Thứ hai, 29/04/2024 00:26 (GMT+7)

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - tác giả "Ai đã đặt tên cho dòng sông" qua đời

An Hạ -  Thứ tư, 26/07/2023 09:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vừa qua, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều cho biết thông tin nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường ra đi vào ngày 24/7, ông hưởng thọ 87 tuổi.

tm-img-alt
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường ra đi ngày 24/7, đúng 18 ngày sau khi người vợ của ông là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vĩnh biệt nhân gian ở tuổi 75.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 ở Huế, quê gốc làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Thuở nhỏ, ông sống và học tập ở Huế. Từ năm 1960, sau khi học hết trung học ở Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường chuyển vào học khóa I Ban Việt Hán - Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Trở về Huế ông tiếp tục học và tốt nghiệp Cử nhân Triết học Trường Đại học Văn khoa Huế năm 1964.

Khoảng thời gian từ năm 1960-1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn giảng dạy tại Trường Quốc học Huế, tham gia phong trào học sinh, sinh viên và giáo chức yêu nước. Sau đó, ông thoát ly lên chiến khu chống Mỹ, hoạt động trên mặt trận văn nghệ cho đến ngày đất nước hòa bình thống nhất năm 1975. Ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1978.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường từng giữ chức Tổng thư ký Hội Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị, Tổng biên tập Tạp chí Cửa Việt.

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút ký. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu” (1971), “Rất nhiều ánh lửa” (1979), “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (1984, từng được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 12), “Bản di chúc của cỏ lau” (truyện ký, 1984), “Hoa trái quanh tôi” (1995), “Huế - di tích và con người” (1995), “Rượu hồng đào chưa uống đã say” (truyện ký, 2001), “Trịnh Công Sơn và cây đàn lyre của hoàng tử bé” (bút ký văn hóa, 2005), “Miền cỏ thơm” (2007)… Ngoài ra, ông còn sáng tác thơ và viết nhàn đàm.

Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, viết năm 1981, được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn phổ thông.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được trao nhiều giải thưởng và tặng thưởng văn học như: Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam cho tác phẩm “Rất nhiều ánh lửa” (1980 - 1981); Tặng thưởng Văn học Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1999, 2008; Giải A Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô (1998 - 2003)… Năm 2007, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường được trao Giải thưởng Nhà nước về văn hóa nghệ thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết hài cốt nhà văn và vợ sẽ được đưa về Huế vào ngày 30/7.

Tối 30/7, đồng nghiệp tổ chức đêm thơ để tưởng nhớ vợ chồng văn sĩ. Gia đình sẽ tổ chức lễ tưởng nhớ ông vào ngày 30 và 31/7 tại Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế (phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế).

Bạn đang đọc bài viết Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - tác giả "Ai đã đặt tên cho dòng sông" qua đời. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.