Thứ sáu, 26/04/2024 19:06 (GMT+7)

Những ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ tim mạch

An Na -  Thứ ba, 20/12/2022 16:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Tổ chức Y tế Thế giới tổng hợp từ các nghiên cứu gần đây, ô nhiễm không khí có mối liên quan đến khoảng 1/4 các trường hợp tử vong do bệnh lý tim mạch và đột quỵ.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới tổng hợp từ các nghiên cứu gần đây, ô nhiễm không khí có mối liên quan đến khoảng 1/4 các trường hợp tử vong do bệnh lý tim mạch và đột quỵ. Tiếp xúc thường xuyên và lâu dài với không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ khoảng 10-20%. Vào những ngày khói bụi ô nhiễm tăng cao ở một số thành phố lớn, đã ghi nhận tỉ lệ nhồi máu cơ tim và đột quỵ tăng hơn so với những ngày có không khí tốt hơn.

Khí thải và bụi từ xe cộ, nhà máy, nấu nướng từ bếp than, các đám cháy là những nguyên nhân làm phát tán các hạt bụi mịn có kích thước rất nhỏ, kèm theo các khí độc như SO2, NO2, CO sẽ theo không khí vào phổi, tiếp xúc với mạch máu ở phổi và tác động lên toàn hệ thống tim mạch. Các chất này gây ra phản ứng viêm, làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông cũng như thúc đẩy một số thay đổi bất lợi trong cấu trúc của tim. Một vấn đề nguy hiểm là chúng ta hàng ngày vẫn phải tiếp xúc với bầu không khí đầy khói bụi, không thể nhìn thấy các phần tử gây hại chỉ nhỏ bằng 1/30 sợi tóc và hậu quả thường diễn ra âm thầm trong một thời gian dài.

Những vấn đề lớn như hạn chế khí thải, trồng rừng này nọ thường có tầm cỡ quốc gia, tuy nhiên với riêng mỗi cá nhân có thể làm giảm thiểu các tác hại của ô nhiễm không khí bằng những cách sau.

- Không sử dụng thuốc lá cũng như vận động mọi người xung quanh không hút thuốc lá

- Khói thuốc lá với trên 5000 chất độc gây hại tích tụ lâu ngày trong không gian kín trong nhà là nguồn gây ô nhiễm không khí rất quan trọng.

- Giảm thời gian ở ngoài đường trong giờ cao điểm

- Bụi mịn có xu hướng tăng cao vào giờ cao điểm do lượng xe cộ đông. Có thể sắp xếp đi làm sớm hơn hoặc chọn những con đường ít xe hơn. Điều này vừa giảm kẹt xe, vừa giảm khói bụi.

- Có thể xem xét sử dụng khẩu trang loại N95 để lọc bớt bụi

- Tuy nhiên cần hết sức cân nhắc, đặc biệt ở người bệnh tim mạch. Lý do là loại N95 mà mang đúng cách sẽ có cảm giác hơi ngộp thở, nếu đeo mà hít thở thoải mái bình thường thì có thể bạn đeo chưa đúng cách.

- Chủ động theo dõi các chỉ số khói bụi bằng các ứng dụng trên điện thoại (ví dụ AirVisual)

- Tập thể dục thường xuyên

- Tập thể dục giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Có thể ưu tiên tập vào buổi sáng sớm để ít khói bụi nhất. Chọn nơi tập là công viên có nhiều cây cối tách biệt với đường giao thông, hoặc ít ra là nơi ít xe cộ. Ngày nào ô nhiễm nhiều có thể tập các môn thể thao trong nhà.

- Ăn uống lành mạnh

- Hạn chế các thực phẩm xấu như dầu mỡ, chất béo, đồ hộp, thịt đỏ. Các loại rau củ và trái cây tự nhiên có rất nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm tác hại lên mạch máu của các chất từ ô nhiễm không khí. Uống đủ nước.

Ngoài ra, việc trồng thêm cây xanh, làm sạch nhà cửa và môi trường sống cũng là những cách để cải thiện chất lượng không khí. Cuối tuần, bạn có thể cùng gia đình về miền quê hoặc ngoại thành (dĩ nhiên là sau khi dịch đã ổn) để tăng thêm thời gian tiếp xúc với không khí trong lành nhé. Việc tập thể dục điều độ, ăn uống lành mạnh và phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ tim mạch càng có vai trò quan trọng để có một trái tim khỏe./.

Bạn đang đọc bài viết Những ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ tim mạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới