Chủ nhật, 28/04/2024 23:36 (GMT+7)

Những tuyến vận tải nào sẽ chuyển sang Bến xe Miền Đông mới?

MTĐT -  Thứ sáu, 12/07/2019 09:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dự án Bến xe Miền Đông mới lớn nhất nước hiện đã hoàn thành các hạng mục cơ bản giai đoạn 1, để chuẩn bị đưa vào khai thác trước ngày 15/8.

Mặt trước của nhà ga chính bến xe Miền Đông đã hoàn thiện

Hơn 110 tuyến vận tải di dời về BXMĐ mới

Sáng 11/7, ghi nhận của PV Báo Giao thông tại Bến xe Miền Đông mới (BXMĐ), các công nhân đang khẩn trương thi công những hạng mục cuối để kịp đưa vào hoạt động tháng sau. Quan sát của PV, dự án cơ bản hoàn tất, chỉ còn một số hạng mục nhỏ như: Trang trí sơn màu, trồng cây làm đẹp trước nhà ga của bến xe…

Đáng chú ý, khi vào bên trong tòa nhà ga 4 tầng của bến xe mới, được thiết kế rất hiện đại. Đây là bến xe mà TP HCM kỳ vọng trở thành bến xe lớn nhất nước và là một trong những bến xe hiện đại của khu vực Đông Nam Á.

Theo Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) - chủ đầu tư, giai đoạn 1 của dự án sẽ đi vào hoạt động trước ngày 15/8 gồm các hạng mục: Nhà ga trung tâm, khu vực đậu xe chờ tài, khu vực đón trả khách, hệ thống hạ tầng kỹ thuật toàn khu và trạm xử lý nước thải để từng bước di dời BXMĐ cũ. Ngoài chức năng chính là cung cấp dịch vụ vận tải, BXMĐ mới còn có chức năng là trung tâm thương mại, khu vui chơi cho trẻ em, khu giải trí, rạp chiếu phim và nhà hàng.

Để điều hành bến xe hoạt động ổn định, kế hoạch di dời các tuyến vận tải hành khách cố định từ BXMĐ hiện hữu ra BXMĐ mới được chia thành 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1, di dời 29 tuyến vận tải hành khách cố định có cự ly từ 1.100 km trở lên (từ Quảng Trị trở ra các tỉnh phía Bắc). Giai đoạn 2, sau một năm, tiếp tục di dời 85 tuyến vận tải hành khách cố định từ Thừa Thiên - Huế trở vào khu vực miền Trung, tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, khu vực miền Tây và tuyến liên vận quốc tế.

Đối với phương án tổ chức giao thông giai đoạn 1, bến xe xác định số tuyến xe khách cố định di dời ở giai đoạn 1 là 29 tuyến, trung bình khoảng 40 chuyến/ngày. Với lưu lượng phương tiện giao thông lưu thông hiện nay thì tuyến QL1 và hệ thống đường Hoàng Hữu Nam hiện hữu vẫn đảm bảo khả năng thông hành phục vụ cho các phương tiện (xe khách, xe buýt và xe cá nhân) sử dụng cổng chính ở QL1 và cổng phụ ở đường số 13 của bến xe để lưu thông ra, vào đón trả khách.

Hoàn chỉnh kết nối giao thông

Đằng sau nhà ga chính của bến xe Miền Đông mới

Ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ, Sở GTVT TP HCM cho biết, hiện chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đang hoàn tất những hạng mục cuối cùng của giai đoạn 1 để đảm bảo bến xe sẽ hoạt động theo kế hoạch. Sở GTVT cùng với chủ đầu tư cũng đã bố trí lộ trình lưu thông để kết nối giao thông với các hệ thống đường xung quanh cho các xe vào bến hoạt động.

“Đây là khu vực nằm trên Xa lộ Hà Nội, tuyến giao thông huyết mạch đi các tỉnh miền Đông Nam bộ, miền Trung, miền Bắc. Về kết nối giao thông, BXMĐ mới được xem là rất thuận lợi khi kết nối trực tiếp với nhà ga tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), để vận chuyển khách từ khu vực trung tâm TP ra bến xe và ngược lại. Tuy nhiên đến năm 2020, tuyến metro này mới có thể hoàn thành, trước mắt xe buýt được xem là vai trò chủ lực để vận chuyển hành khách”, ông Hải nói và cho biết, Sở GTVT đã bố trí 3 tuyến trợ giá và 3 tuyến không trợ giá để kết nối vào BXMĐ mới giai đoạn 1, sau đó sẽ mở tiếp hai tuyến vào quý IV năm 2019.

Để hoàn chỉnh kết nối giao thông bến xe phục vụ hành khách trong giai đoạn 1 của dự án, Sở GTVT đã đề nghị UBND quận 9 thường xuyên duy tu, sửa chữa đường Hoàng Hữu Nam, đường số 400, đường số 13 trên địa bàn quản lý.

Theo Sở GTVT, trong khuôn viên bến xe, trước mắt bến xe sẽ sử dụng khu vực nhà ga chính để tổ chức cho các loại hình xe khách và xe buýt trung chuyển hành khách. Lộ trình lưu thông như sau: Từ các tỉnh phía Bắc ra, vào BXMĐ mới, các xe lưu thông theo lộ trình: Từ BXMĐ mới đi ra các tỉnh phía Bắc, (cổng F3), rẽ phải QL1. Từ các tỉnh phía Bắc đến BXMĐ mới: QL1 - đường song hành bờ Bắc - cầu vượt số 1 (nút giao thông đại học Quốc gia) - quay đầu về đường song hành bờ Nam - BXMĐ mới (cổng F3).

Từ trung tâm thành phố ra, vào BXMĐ mới (xe buýt trung chuyển), lưu thông theo lộ trình: BXMĐ mới (cổng phụ đường số 13) - Đường Hoàng Hữu Nam - Đường số 400 - đường song hành bờ Nam - cầu vượt số 2 (nút giao thông đại học Quốc Gia) - quay đầu về đường song hành bờ Bắc - Trung tâm thành phố. Từ trung tâm thành phố đi vào BXMĐ mới: QL1- đường song hành bờ Nam - BXMĐ mới (cổng F3).

Theo Baogiaothong.vn
Bạn đang đọc bài viết Những tuyến vận tải nào sẽ chuyển sang Bến xe Miền Đông mới?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.