Thứ bảy, 27/07/2024 08:19 (GMT+7)

Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề

MTĐT -  Thứ ba, 19/03/2024 15:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

tm-img-alt
Chị Hà Thị Nga chuẩn bị đi làm.

30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Thời còn ngồi trên ghế nhà trường, chị Nga chưa từng nghĩ lớn lên mình sẽ làm nghề lao công. Khi chị học lớp 9, do gia cảnh quá khó khăn, nên dù lực học khá tốt, chị đành chấp nhận nghỉ học để đi làm nghề quét rác. Thời điểm đó, mẹ chị thường xuyên ốm đau; dưới chị còn 2 em đang tuổi ăn học. Năm 2001, chị lập gia đình.

Đến năm 2003, chị sinh con. Những tưởng cuộc sống, dù nhọc nhằn sẽ bình lặng trôi qua, nhưng bất hạnh ập đến. Năm 2007, chồng chị mất do bạo bệnh. Từ đó đến nay, với đồng lương từ nghề lao công, chị tần tảo nuôi con ăn học. 30 năm qua, chị gắn bó với công việc vất vả này.

“Đây là công việc đảm bảo được cuộc sống của gia đình, thoải mái với lương tâm của mình và không ảnh hưởng đến người khác. Bất cứ công việc nào mà có những điều trên tôi cũng sẽ gắn bó. Tôi làm việc là để lo cho cuộc sống của chính mình, gia đình mình, nhưng để có được điều đó, tôi ngày càng phải làm tốt công việc của mình” - chị Nga chia sẻ.

Hiện nay, nữ lao công này có thu nhập khoảng 9 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, chị cùng đồng nghiệp còn nhận làm công việc dọn dẹp tại một công sở khác, được thêm 3 triệu đồng/người/tháng. Với mức thu nhập này, cuộc sống của chị khá ổn định. Con gái của chị hiện đang vừa học, vừa làm trên Hà Nội, có thể tự lo cho bản thân.

Chị Nga cho rằng, để làm tốt công việc “cả ngày bám lấy đường phố” này, điều quan trọng là phải nhiệt tình, chịu khó.

Ngoài ra, cần giao tiếp tốt với người dân để họ hiểu, chia sẻ với công việc của lao công, từ đó để rác, phân loại rác gọn gàng.

“Nếu được như vậy thì lao công sẽ đỡ vất vả hơn nhiều” - chị Nga chia sẻ.

Trong suốt 30 năm làm việc, nữ lao công này đã gặp phải không ít nguy hiểm. Năm 2008, chị bị gãy ngón chân do đá rơi vào chân từ máy chở rác. “Rất may là tôi không bị rơi vào đầu. Khi sự việc xảy ra, tôi cứ nghĩ không sao nên nén đau tiếp tục làm. Hôm sau, ngón chân bị sưng, tôi không đi được giày nên phải buộc túi nilon vào ngón chân. Tôi xin nghỉ làm, đi chụp chiếu mới xác định là bị gãy ngón chân, nên phải bó bột và nghỉ làm” - chị Nga kể lại.

Ngoài ra, chị luôn phải đối mặt với nguy cơ bị xe đâm, hay các mối nguy hiểm từ rác thải. Có lần chị bị kim tiêm đâm vào tay (dù đã dùng bao tay) khi nhặt rác. “Dọn vệ sinh là công việc khá nguy hiểm, nên tôi luôn tâm niệm phải cẩn thận, không được lơ là, chủ quan một giây phút nào” - nữ lao công chia sẻ.

Chị Nga nói rằng, đối với những công nhân vệ sinh môi trường, những ngày vất vả nhất lại là những ngày lễ, Tết - dịp mà nhiều người dân được nghỉ ngơi. Những ngày này, lượng rác tăng cao hơn, lao công phải làm việc “căng” hơn ngày thường. “Dịp 8.3 cũng là một dịp mà nhân viên vệ sinh rất vất vả bởi lượng hoa sau khi sử dụng rất nhiều, công nhân phải thu dọn nhiều hơn” - nữ lao công chia sẻ. Điều an ủi là những ngày này, chị được nhận những bó hoa tươi thắm của em trai hay của con gái gửi đến với những lời chúc ấm áp nhất.

Mới đây, chị Nga vinh dự được trao giải Vàng tại Lễ trao giải “Cây chổi Vàng” - tôn vinh những công nhân vệ sinh môi trường lần thứ 4, năm 2023. Đây là động lực để chị yên tâm gắn bó với nghề hơn, nỗ lực hơn để luôn hoàn thành tốt công việc của mình.

Bạn đang đọc bài viết Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo laodong.vn

Cùng chuyên mục

Chuyện nghề công nhân vệ sinh môi trường
Gắn bó với nghề thu gom rác vất vả, nhọc nhằn và chịu nhiều thiệt thòi nhưng những công nhân vệ sinh môi trường làm việc tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã không quản ngại khó khăn, vất vả, miệt mài ngày đêm góp phần giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
Sáng tạo từ những điều giản đơn
Ông Trần Văn Hân, đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Một Thành Viên Môi Trường Đô Thị Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đã sáng tạo nhiều ý tưởng để các xe điện lấy rác hoạt động tốt hơn, giúp công nhân môi trường đỡ vất vả.
Người công nhân thoát nước bén duyên “thợ giỏi”
Tận tâm, trách nhiệm trong công việc, luôn tìm tòi những sáng kiến, cải tiến để nâng cao năng suất công việc chuyên môn, công nhân Nguyễn Văn Toàn, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, chính là tấm gương thợ giỏi để các đồng nghiệp noi theo.
Người làm đẹp môi trường
Gắn bó với nghề môi trường của ngành hơn 13 năm, dù công việc nặng nhọc, vất vả nhưng anh Nguyễn Hữu Vinh luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Đội phản ứng nhanh về vệ sinh môi trường
Biệt danh ấy được anh em trong công ty gọi thân mật như đã nêu bật sự năng động, trách nhiệm trong công việc; có việc là lên đường bất kể thời tiết… của các thành viên Tổ xe 2 thuộc Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội.

Tin mới

Thương hiệu đồng hành