Thứ sáu, 26/04/2024 11:03 (GMT+7)

Hải Dương: Lãnh đạo huyện bất lực, “phép vua thua lệ làng”

Huy Tưởng -  Thứ hai, 22/04/2019 10:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc lấn chiếm xây dựng nhà ở kiên cố trên dòng kênh cản trở dòng chảy gây “bức tử” môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân nơi đây. Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang không thể xử lý...

Liên quan đến việc xây dựng nhà ở kiên cố trên kênh mương tiêu thoát nước tại xã Ứng Hòe, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Tiến Tầng – Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang.

Trụ sở làm việc UBND huyện Ninh Giang.

Trao đổi với PV, ông Tầng cho biết: Đây là một vi phạm tương đối lớn, không chỉ Ninh Giang mà còn cả những huyện khác nữa. Khuyết điểm để tình trạng xảy ra như này không phải là của các lãnh đạo huyện bây giờ vì tình trạng này đã tồn tại từ lâu rồi.

Tình trạng xây dựng này sai lầm lớn nhất là do quy hoạch, quy hoạch của xã Ứng Hòe kể cả xã Kiến Quốc lại quy hoạch đường đằng sau thì người dân phải làm cầu đi qua và xây nhà trên dòng kênh. Đó là sai lầm lớn nhất từ ngày xưa của xã Ứng Hòe lên hiện nay chúng tôi không thể xử lý được “giờ bịt vào thì họ đi đâu, không có nối thoát, có xử phạt hành chính nhưng giải tỏa không thể giải tỏa được”.

“Vừa qua, ý định giải phóng mặt bằng của tuyến Quốc lộ 37, cũng có ý xem có giải phóng khu vực này nhưng quả thật không thể làm được. Sau này chúng tôi sẽ báo cáo lại với UBND tỉnh Hải Dương”, ông Tầng nói thêm.

Trước đó, tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử có đăng tải bài viết “Ninh Giang (Hải Dương): Chính quyền ‘bất lực’ trước những sai phạm” với nội dung: Hàng chục hộ gia đình cố tình xây dựng lấn chiếm dòng chảy của kênh T2 thuộc Xóm 1, chợ Đọ thuộc địa bàn xã. Việc làm này đã làm thu hẹp dòng chảy, ảnh hưởng đến việc nạo vét, duy tu sửa chữa... gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tới cuộc sống người dân nơi đây.

Cụ thể, theo nội dung phản ánh, hệ thống kênh mương nội đồng thuộc Xóm 1, chợ Đọ chạy dài theo hướng đường quốc lộ 37 vào đường liên xã Ứng Hòe nhằm đảm bảo việc tiêu thoát nước cũng như tưới tiêu cho khu dân cư. Tuy nhiên hiện nay trên dòng kênh T2 này, vấn nạn rác thải và xây dựng công trình trái phép đã “bức tử” hành lang dòng kênh.

Tại nhiều vị trí, cụ thể như kênh T2, thuộc Xóm 1 chợ Đọ (xã Ứng Hòe), không chỉ trong hành lang an toàn kênh bị lấn chiếm mà toàn bộ mặt kênh đều bị người dân xây dựng kiên cố để làm điểm buôn bán, thậm chí là làm nhà ở. Việc xây dựng này khiến lòng kênh bị thu hẹp, tình trạng ô nhiễm ngày càng cao do người dân xả rác thải sinh hoạt xuống dòng kênh.

Sau khi Môi trường và Đô thị VIệt Nam điện tử phản ánh về tình trạng lấn chiếm xây dựng nhà ở kiên cố trên kênh T2, nhưng phía chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo huyện Ninh Giang không hề có biện pháp nào xử lý.

Trao đổi với PV, ông Vũ Văn Tĩnh – Chủ tịch UBND xã Ứng Hòe cho biết: Khu vực này thuộc Kênh T2 do xã và huyện Ninh Giang quản lý, trước đó có một số hộ gia đình xây dựng những cây cầu để đi qua. Hiện nay có một số nhà ở cũng tự ý xây dựng nhà ở kiên cố và xã đã phối hợp với Xí nghiệp khai thác công trình Thủy lợi huyện về lập biên bản xử phạt hành chính.

Ông Tĩnh cho biết, việc phối hợp để tình trạng rứt điểm thì chưa được bởi vì ngay cán bộ huyện về cũng chưa phối hợp với xã để có phương án giải quyết. Chính vì vậy thẩm quyền của xã cũng chỉ xử phạt với mức tối đa là 5 triệu, còn việc cưỡng chế thì chưa làm được vì không có kinh phí làm.

“UBND xã đã báo cáo bằng văn bản lên UBND huyện và ngay trong các cuộc họp cũng đã báo cáo trên cuộc họp nhưng đến nay huyện cũng chỉ ra thông báo về cho chính quyền địa phương xử lý vấn đề này. Tuy nhiên việc để mình địa phương làm việc giải tỏa này thì không thể nào làm được”, ông Tĩnh thông tin thêm.

Trao đổi với PV, ông Đỗ Văn Tốt – Phó giám đốc Xí nghiệp công trình Thủy lợi huyện Ninh Giang cho biết: Việc vi phạm lấn chiếm Kênh mương trên địa bàn huyện Ninh Giang thì hiện nay có hơn 500 trường hợp. Nổi cộm nhất là khu vực xã Ứng Hòe, những công trình vi phạm này thì trên hệ thông Kênh thì do được UBND tỉnh Hải Dương phân cấp cho doanh nghiệp Xí nghiệp khai thác công trình Thủy Lợi quản lý.

Đối với doanh nghiệp được phân cấp quản lý thì các vật cản như: rong, bèo...thì doanh nghiệp làm rất tốt. Còn về việc vi phạm xây dựng thì đơn vị sau khi phát hiện những trường hợp vi phạm đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương để lập biên bản và có những kiến nghị với địa phương.

“Hiện tại chưa có chế tài nào làm triệt để vấn đề này, chúng tôi chỉ lập biên bản các trường hợp sai phạm. Mỗi một lần lập biên bản những trường hợp sai phạm thì đều có thông báo đối với UBND xã đồng thời cũng có báo cáo gửi sang UBND huyện. Việc đó cũng chỉ yêu cầu trong biên bản với người vi phạm là yêu cầu tháo rỡ và trả lại hiện trạng ban đầu, đề nghị chính quyền địa phương theo dõi giám sát việc sai phạm này và xử lý người vi phạm theo luật định”, ông Tốt nói.

Trước tình trạng hàng loạt các công trình nhà ở được mọc lên trên dòng Kênh T2 gây cản trở dòng chảy và làm ô nhiễm môi trường mà không hề có biện pháp nào xử lý được dứt điểm, chính vì điều này dư luận đang đặt ra câu hỏi bộ phận lãnh đạo từ cấp xã đến cấp huyện đang có "nâng đỡ hay bao che" cho hàng chục gia đình thuộc Xóm 1, chợ Đọ hay không? Đề nghị UBND tỉnh Hải Dương và các Sở ban ngành tỉnh sớm vào cuộc xác minh.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử tiếp tục cập nhật.

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương: Lãnh đạo huyện bất lực, “phép vua thua lệ làng”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.