Thứ hai, 29/04/2024 11:12 (GMT+7)

Phát động thả cá ra vùng nước tự nhiên, bảo vệ nguồn lợi thủy sản

MTĐT -  Thứ hai, 27/03/2017 15:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

(phapluatmoitruong.vn) - Sáng 27-3, nhân kỷ niệm 58 năm Ngày Truyền thống ngành thủy sản Việt Nam (1-4), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cùng Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức lễ phát động và ký kết kế hoạch phối hợp thả giống phóng sinh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên quy mô toàn tỉnh.

Đây là hoạt động để cụ thể hóa Bản ghi nhớ hợp tác giữa Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam về lĩnh vực thả giống phóng sinh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Mục tiêu nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tăng ni, phật tử và người dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. Đồng thời, ngăn chặn và giảm thiểu sự phát tán những loài thủy sản ngoại lai xâm hại ra môi trường; chủ động cung cấp con giống thủy sản và vận động tăng ni, phật tử, người dân thả phóng sinh những giống thủy sản hữu ích ra môi trường tự nhiên.

Trong những năm qua, công tác tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tỉnh Thái Bình đặc biệt quan tâm, chú trọng. Toàn tỉnh hiện có 14.816 ha đất mặt nước nuôi trồng thủy sản nước mặn, ngọt và lợ cùng 202 lồng bè nuôi cá trên sông; sản lượng đạt 127.950 tấn (năm 2016).

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay, Thái Bình đã thả 193.000 giống thủy sản ra môi trường tự nhiên.

Tại lễ phát động, đông đảo đại biểu và người dân đã cùng nhau thả cá giống trên sông Trà Lý (TP Thái Bình); đồng thời tuyên truyền công tác bảo tồn, tái tạo các loài thủy sản quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo Báo Nhân dân
Bạn đang đọc bài viết Phát động thả cá ra vùng nước tự nhiên, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.