Chủ nhật, 28/04/2024 03:59 (GMT+7)

Quảng Nam: TP. Tam Kỳ thành đô thị loại I

Tùng Chi – Trường Sơn -  Thứ hai, 04/03/2024 08:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đây là định hướng phát triển của Quảng Nam được thể hiện trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, tỉnh sẽ được đầu tư, phát triển theo mô hình cấu trúc không gian “hai vùng, hai cụm động lực, ba hành lang phát triển”.

Hai vùng bao gồm vùng Đông và vùng Tây. Vùng Đông gồm các huyện, thị xã, thành phố đồng bằng ven biển: Là vùng động lực của tỉnh với các ngành kinh tế chủ đạo là kinh tế biển, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp; tập trung các đô thị lớn, trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh.

tm-img-alt

Khu công nghiệp Tam Hiệp, huyện Núi Thành đang mở rộng cảng hàng hóa.

Trong đó, Tam Kỳ là đô thị trung tâm hành chính, kinh tế, giáo dục, đào tạo. Hội An là đô thị sinh thái – văn hóa – du lịch, giao lưu quốc tế với các sản phẩm đặc sắc có chiều sâu văn hóa. Điện Bàn là đô thị phát triển công nghiệp, khoa học, đổi mới sáng tạo.

Vùng Tây gồm các huyện miền núi: Là vùng bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên; phát triển vùng nguyên liệu lâm sản và dược liệu quốc gia; kinh tế vườn, trang trại, chăn nuôi; khai thác thủy điện, khoáng sản; bảo vệ khu vực biên giới.

Đô thị Khâm Đức – Phước Sơn và Thạnh Mỹ – Nam Giang là các đô thị chuyển tiếp, kết nối, giao lưu phát triển giữa khu vực đồng bằng tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng với Tây Nguyên và các nước trên hành lang quốc tế Đông – Tây. Địa phương sẽ tập trung đầu tư các trục quốc lộ liên kết vùng Đông với vùng Tây để tạo động lực phát triển vùng Tây.

Hai cụm động lực là cụm Điện Bàn – Hội An – Đại Lộc và cụm Tam Kỳ – Núi Thành – Phú Ninh. Trong đó, cụm Điện Bàn – Hội An – Đại Lộc là cực tăng trưởng phía Bắc của tỉnh, kết nối với các không gian kinh tế của thành phố Đà Nẵng. Việc này sẽ hình thành chuỗi đô thị ven sông, ven biển thông qua các tuyến đường bộ và hệ thống sông Vu Gia, Thu Bồn, Cổ Cò; phát triển hành lang du lịch dựa trên tuyến giao thông đường thủy.

tm-img-alt
Một góc KĐT mới tại thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn.

Đồng thời, việc này còn nâng cao chất lượng khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc và các cụm công nghiệp tại Điện Bàn. Điều chỉnh các cụm công nghiệp trên trục quốc lộ 14B huyện Đại Lộc theo hướng kết nối, mở rộng thành các khu công nghiệp; phát triển không gian đô thị Điện Bàn và Hội An gắn kết với đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng, hình thành đô thị nghỉ dưỡng – giải trí ven biển và ven sông Cổ Cò.

Cụm Tam Kỳ – Núi Thành – Phú Ninh sẽ kết nối các không gian kinh tế của 3 đơn vị hành chính này thành khu vực phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ logistic cảng biển, hàng không, thương mại, du lịch biển, y tế, giáo dục – đào tạo, đô thị thông minh, trong đó sáp nhập huyện Núi Thành với thành phố Tam Kỳ để phát triển thành đô thị loại I.

Chu Lai là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, với hạt nhân là ngành công nghiệp cơ khí ô tô… Liên kết với tỉnh Quảng Ngãi trở thành cực tăng trưởng kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Ba hành lang phát triển gồm: Hành lang động lực kinh tế ven biển từ đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đến ven biển: Tập trung các không gian công nghiệp sinh thái, công nghiệp công nghệ cao, du lịch xanh và chuỗi đô thị sông, biển gắn với cảng biển và Cảng hàng không Chu Lai;

Hành lang dọc đường Đông Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh thuộc không gian phía Tây của tỉnh: Tập trung công nghiệp thủy điện, khai thác, chế biến khoáng sản, nông, lâm nghiệp, bảo tồn, phát huy văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số; là cửa ngõ giao thương với các tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Thừa Thiên Huế;

Hành lang dọc quốc lộ 14B và quốc lộ 14E nối lên quốc lộ 14D đến cửa khẩu quốc tế Nam Giang: Là trục giao lưu với vùng kinh tế Tây Nguyên và Nam Lào – Bắc Campuchia.

tm-img-alt
KCN Trường Hải – Chu Lai, huyện Núi Thành đang mở rộng cảng container.

Ông Lê Trí Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết, tỉnh sẽ xây dựng một kế hoạch để thực hiện quy hoạch, trong đó sẽ đưa ra các lộ trình phân định các khu vực nào sẽ được ưu tiên đầu tư trước. Đồng thời, cũng quy định rõ kế hoạch của các giai đoạn từ đây đến năm 2050.

“Những khu vực nào có khả năng kích hoạt cho sự phát triển phía Đông và tạo nguồn ngân sách thì sẽ được ưu tiên phát triển trước. Quảng Nam không vội vàng lấp đầy những vùng quy hoạch, nhất là vùng phía Đông. Đồng thời, tỉnh sẽ có lộ trình, phương pháp lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tham gia vào những vấn đề mang tính chiến lược để đầu tư tại địa phương” – Chủ tịch tỉnh nhấn mạnh.

                                                             

Bạn đang đọc bài viết Quảng Nam: TP. Tam Kỳ thành đô thị loại I. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề