Thứ ba, 30/04/2024 01:56 (GMT+7)

Sắp điều chỉnh giá nước sạch sau 10 năm bình ổn, người Hà Nội lo phí sinh hoạt đội thêm một khoản

MTĐT -  Thứ sáu, 03/03/2023 22:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trước thông tin giá nước sạch dự kiến tăng, đa phần người dân Hà Nội đều cảm thấy lo lắng vì chi phí sinh hoạt sẽ lại đội thêm một khoản.

tm-img-alt
Hà Nội sắp điều chỉnh giá nước sạch sau 10 năm bình ổn. Ảnh: Phạm Đông

Giá nước sạch được Hà Nội áp dụng 10 năm nay vẫn chưa được điều chỉnh, đang là vướng mắc khiến nhiều nhà đầu tư bỏ cuộc, chậm triển khai tiếp dự án...

Dự kiến giá nước sạch tới đây sẽ tăng từ 5.059 đồng/m3 lên 8.326 đồng/m3 vào năm 2023 và tiếp tục tăng lên 9.100 đồng/m3 năm 2024.

Nói về vấn đề này, ông Đỗ Văn Nho (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, nhìn từ nhiều góc độ, thực tế cho thấy, mức lương hiện tại của người lao động vẫn còn thấp, nhiều người dân vẫn còn đang chật vật, khó khăn về kinh tế.

Trong khi đó, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt là vấn đề tối thiểu và người dân phải trả tiền hàng tháng.

Tuy nhiên, theo ông Nho, nếu phải điều chỉnh giá nước theo hướng tăng lên thì cần nghiên cứu kỹ về mức tăng. Bởi nếu tăng từ 5.059 đồng/m3 lên 8.326 đồng/m3 đồng nghĩa với việc tăng rất cao.

Còn khi tăng từ tăng từ 8.326 đồng/m3 lên 9.100 đồng/m3 vào năm 2024 thì dù số % thấp nhưng so với giá cũ đang áp dụng (2022 về trước) là tăng gần gấp đôi.

tm-img-alt
Ông Đỗ Văn Nho đưa ra ý kiến trước thông tin Hà Nội sắp điều chỉnh giá nước sau 10 năm. Ảnh: Cẩm Tú

Còn bà Phùng Thị Vệ (Cầu Giấy, Hà Nội) đề xuất nên giữ nguyên mức giá nước sạch như ban đầu. Bởi theo bà, đâu phải ai cũng làm ra đủ kinh tế để chống chọi nếu như giá nước sạch tăng lên đến gần như gấp đôi và vẫn theo chiều hướng tăng lên trong năm 2024.

Đặc biệt, đối với những người làm ăn, buôn bán như bà, việc sử dụng nước nhiều hơn các hộ gia đình khác là điều không thể tránh khỏi.

Bà Vệ cho rằng, dù có vướng mắc lớn nhất khiến các nhà đầu tư bỏ cuộc, hay chậm triển khai các dự án thì cũng cần tính toán.

"Nếu cần phải tăng thì theo quan điểm của tôi cũng chỉ nên tăng thêm một ít, chứ không nên tăng quá nhiều. So với mặt bằng chung, không phải người dân lao động nào cũng có đủ kinh tế để chi trả phí sinh hoạt đắt đỏ hàng tháng, mỗi người dân có hoàn cảnh khác nhau”, bà Vệ nói.

tm-img-alt
Bà Phùng Thị Vệ trao đổi với Lao Động. Ảnh: Cẩm Tú

Cùng nói về vấn đề này, ông Đỗ Văn Thuận (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, có nhiều tòa chung cư của công ty tư nhân xây để cho thuê. Ở đó nhiều người từ tỉnh lẻ có hoàn cảnh khó khăn lên Hà Nội làm việc và sinh sống.

Do ở nhà thuê nên nhiều gia đình không phải chỉ chịu mức giá hơn 5.000 đồng/m3 nước sạch mà thậm chí lên đến hơn 13.000 đồng/m3.

Theo ông Thuận, nếu tới đây mà tăng thêm quá cao, các hộ gia đình ở khu chung cư sẽ phải chi trả với càng cao hơn, gây ra sức ép về kinh tế. Tuy là tăng đều toàn dân, nhưng bên cạnh đó, các căn hộ chung cư sẽ phải buộc tính theo giá kinh doanh.

tm-img-alt
Theo ông Đỗ Văn Thuận, việc tăng giá nước sạch sẽ là sức ép về kinh tế đối với các hộ gia đình ở tòa nhà chung cư. Ảnh: Cẩm Tú

Nhiều ý kiến phản đối về việc tăng giá nước sạch nhưng cũng có nhiều người dân đành chấp nhận nếu giá nước sạch có tăng.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Liên (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, mỗi tháng, gia đình bà phải chi trả tiền nước sạch rơi vào khoảng tầm 150.000 đồng – 200.000 đồng.

Việc tăng giá tiền nước là theo quy định, nếu có tăng thì vẫn phải chấp nhận miễn là làm sao có nước sạch cho người dân dùng, nếu có tăng thì lại phải dùng tiết kiệm nước lại.

tm-img-alt
Bà Nguyễn Thị Ngọc Liên đưa ra ý kiến, nếu có tăng giá nước sẽ phải dùng tiết kiệm hơn. Ảnh: Cẩm Tú

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch thông tin về giá nước sạch sinh hoạt và lộ trình điều chỉnh giá bán buôn nước sạch sinh hoạt trên địa bàn.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, để 100% người dân đô thị, nông thôn đều được sử dụng nước sạch, giai đoạn 2016 – 2020, thành phố đã kêu gọi xã hội hóa đầu tư phát triển nguồn và mạng cấp nước.

Theo đó, thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 23 nhà đầu tư thực hiện 34 dự án cấp nước.

Tuy nhiên, việc triển khai gặp nhiều khó khăn, đặc biệt tại khu vực nông thôn do chi phí đầu tư lớn, song người dân đấu nối, sử dụng ít nên không bảo đảm cân đối thu – chi.

Bạn đang đọc bài viết Sắp điều chỉnh giá nước sạch sau 10 năm bình ổn, người Hà Nội lo phí sinh hoạt đội thêm một khoản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Phạm Đông - Cẩm Tú/Báo Lao Động

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...