Chủ nhật, 28/04/2024 06:47 (GMT+7)

Sơn Kova: DN sơn Việt đánh bại các DN đối thủ top đầu Singapore

MTĐT -  Thứ năm, 05/10/2017 10:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

... Sang Singapore, tôi không biết nói thế nào, đành bảo khách hàng cứ mua dùng, 2 năm sau thấy tốt tôi mới lấy tiền”, PGS. TS. Nguyễn Thị Hoè, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Kova, nhớ lại.

“Năm đầu tiên, họ coi tôi không ra gì. Họ bảo Việt Nam chỉ có hạt điều, cafe, tre, nứa, chứ không thể đưa khoa học sang Singapore… Tôi lại không biết kinh doanh, không biết nói khéo, đành bảo khách hàng cứ mua dùng, 2 năm sau thấy tốt tôi mới lấy tiền”, PGS. TS. Nguyễn Thị Hoè, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Kova, nhớ lại.

Ảnh minh họa.

Trong lời ngỏ gửi tới các khách hàng của Tập đoàn Sơn Kova, nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch HĐQT tập đoàn Nguyễn Thị Hòe cho biết khát vọng của Kova là “Đưa thương hiệu sơn Việt Nam trở thành thương hiệu được công nhận trên thế giới”.

PGS. TS Nguyễn Thị Hòe từng là giảng viên ĐH Bách Khoa TPHCM, bà từng nhận giải thưởng Kovalevskaya - giải thưởng danh giá dành cho các nhà khoa học nữ, có mặt trong danh sách 1.000 phụ nữ được đề cử giải thưởng Nobel Hòa bình.

Bà tự nhận mình là “nhà khoa học làm kinh doanh”. Và đã là nhà khoa học thì không nói suông.

Trong hơn hai chục năm phát triển Kova, bà Hòe từng nhiều lần “làm liều”, một trong những cái “liều” lớn nhất là đánh chiếm thị trường Singapore – đại gia kỹ tính nhất khu vực Đông Nam Á.

“Năm đầu tiên, họ không coi tôi ra gì…”

Theo quy định của Chính phủ Singapore, các công trình xây dựng trên đảo quốc này cứ 5 năm phải sơn lại 1 lần. Đây là yếu tố hấp dẫn trong mắt bà chủ Sơn Kova.

Nhưng Singapore là quốc gia sạch bậc nhất thế giới và cực kỹ tính với chất lượng hàng hóa, việc thâm nhập vào thị trường này vô cùng phức tạp.

“Tôi đưa sơn sang Singapore là một sự liều lĩnh. Bởi khi sang Singapore, họ bảo Việt Nam chỉ có hạt điều, cafe, tre, nứa… chứ không thể đưa khoa học sang đấy. Năm đầu tiên, họ không coi tôi ra gì”, bà Hòe trải lòng.

Cũng như nhiều nhà khoa học khác, bà Hòe cho biết điểm khó khăn nhất với bà khi kinh doanh là “không biết gì về kinh doanh”.

“Tôi không biết buôn bán, không biết nói khéo để họ mua. Sang Singapore tôi không biết nói thế nào, đành bảo khách hàng cứ mua dùng, 2 năm sau thấy tốt tôi mới lấy tiền, không không tốt thì thôi. Đấy là cái sự liều. Nhưng chỉ sau 1 năm họ mang tiền đến trả, tôi chưa bị quịt xu nào. Thực ra nếu họ quịt, tôi cũng không làm được gì, vì đã tuyên bố trước như vậy rồi. Nhưng ở bên ấy, họ rất trọng danh dự”, bà Hòe tâm sự.

11 năm ở Singapore, người Singapore thấy sản phẩm tốt là dùng. Họ nhìn PGS. TS Hòe không phải người buôn bán, mà chỉ là nhà khoa học. Và nhà khoa học thì phải chứng minh bằng chất lượng sản phẩm.

Khi được nhìn nhận như một nhà khoa học, bà Hòe được mời đến thuyết trình tại một số công trình. Trong số đó có Vivo City.

Khi sơn Việt được phủ lên trung tâm thương mại lớn nhất Singapore

Bạn đang đọc bài viết Sơn Kova: DN sơn Việt đánh bại các DN đối thủ top đầu Singapore. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề