Thứ hai, 29/04/2024 20:08 (GMT+7)

Sự cần thiết xây dựng chiến lược sử dụng đất tầm nhìn tới năm 2045

PV -  Thứ tư, 18/11/2020 13:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đề án được xây dựng nhằm khắc phục được các hạn chế trong quản lý, sử dụng đất, khai thác hợp lý, phát huy hiệu quả nguồn nội lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Đề án được xây dựng nhằm khắc phục được các hạn chế trong quản lý, sử dụng đất, khai thác hợp lý, phát huy hiệu quả nguồn nội lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2045, nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, rất cần thiết xây dựng chiến lược sử dụng đất quốc gia có tầm nhìn dài hạn đến năm 2045, theo Kết luận số 36-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ.

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”.

Việt Nam có diện tích tự nhiên 33.123.568 ha, dân số 97 triệu người, trong đó có gần 94% được sử dụng cho các mục đích nông lâm nghiệp và phi nông nghiệp; là quốc gia đất chật người đông (bình quân diện tích trên đầu người thấp, đứng thứ 9/11 nước Đông Nam Á; dân số đứng thứ 15 thế giới và thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á).

Đề án được xây dựng nhằm khắc phục được các hạn chế trong quản lý, sử dụng đất, khai thác hợp lý, phát huy hiệu quả nguồn nội lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. (Ảnh minh họa/ Nguồn Internet).

Địa hình của nước ta phức tạp, bị chia cắt mạnh với 3/4 diện tích là vùng đồi núi, cùng các yếu tố khí hậu và thủy văn làm cho thổ nhưỡng rất phong phú, đa dạng; phân hóa rõ từ đồng bằng lên núi cao, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây; đồng thời là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (kịch bản biến đổi khí hậu, nếu mực nước biển tăng 1m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% thu nhập quốc nội).

Trong những năm qua cùng với việc đổi mới, hoàn thiện chính sách pháp luật và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, việc sử dụng đất đã dần đi vào nề nếp, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái và toàn vẹn lãnh thổ góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa đất nước, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, giữ vững ổn định tình hình an ninh, chính trị - xã hội của cả nước và các địa phương. Với việc cơ bản giao xong diện tích đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức sử dụng ổn định lâu dài tạo điều kiện để tăng vượt bậc về năng suất, sản lượng trong sản xuất nông nghiệp, đưa nước ta từ tình trạng thiếu lương thực trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Các loại đất để mở rộng đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, cơ sở cấp thoát nước, mạng lưới điện, mạng lưới bưu chính viễn thông, hệ thống y tế, giáo dục đào tạo, cơ sở văn hóa, thể dục thể thao... tăng lên đáng kể, góp phần quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nguồn thu từ đất (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp) đã tăng qua các năm cho ngân sách nhà nước, cụ thể: năm 2015 là 84.810 tỷ đồng, năm 2016 là 115.290 tỷ đồng, năm 2017 là 104.400 tỷ đồng và năm 2018 là 121.400 tỷ đồng, năm 2019 đạt trên 191,5 nghìn tỷ đồng. Có thể thấy nguồn thu từ đất, chiếm 12%-15% thu ngân sách nội địa hàng năm, trong đó năm 2019 thu gấp gần 2,5 lần năm 2015.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực trạng quản lý, sử dụng đất vẫn còn nhiều tồn tại, thách thức như: công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm phê duyệt ở tất cả các cấp, tính dự báo, chiến lược và khả thi còn thấp; chưa đồng bộ thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch của các ngành có sử dụng đất dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần trong quá trình thực hiện. Nguồn thu từ đất mặc dù là nguồn nội lực lớn trong phát trong phát triển kinh tế đất nước trong những năm qua, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu ngân sách quốc gia nhưng thực tiễn vẫn chưa phát thuy hết tiềm năng đất đai, đặc biệt là tiềm năng đất nông nghiệp còn hạn chế.

Tình trạng đất nông nghiệp vẫn còn manh mún, việc tích tụ ruộng đất, phát triển cánh đồng mẫu lớn còn chậm so với yêu cầu sản xuất, thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp chưa được thúc đẩy. Việc sử dụng vẫn còn lãng phí, nhiều dự án được giao đất nhưng không sử dụng, sử dụng đất thiếu hiệu quả, sử dụng sai mục đích chậm bị xử lý, thu hồi; tình trạng quy hoạch treo, lãng phí trong sử dụng đất đô thị, khu công nghiệp vẫn còn khá phổ biến; việc điều phối lợi nhuận giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất chưa tốt tạo cơ chế phức tạp trong công tác thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Nhà nước phải chi qua nhiều tiền cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư mà không thu lại được phần giá trị tăng thêm do đầu tư công trình mang lại đối với khu vực đất liền kề.

Do áp lực của phát triển kinh tế, gia tăng dân số, quá trình sử đất còn tình trạng thiếu khoa học, nặng về khai thác, thiếu các biện pháp cải tạo bồi bổ đất, cùng với tác động của các yếu tố khí hậu cực đoan do ảnh hưởng biến đổi khí hậu đã làm cho tình trạng thoái hóa đất (suy giảm độ phì, khô hạn, xói mòn rửa trôi, sạt lở đất, mặn hóa, phèn hóa…) diễn biến phức tạp, khó lường dẫn đến làm giảm chất lượng và diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp; giảm năng suất, sản lượng cây trồng; ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp (hiện tại cả nước có khoảng 11 triệu ha đất bị thoái hóa, chiếm 35,74% diện tích tự nhiên).

Mặt khác, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thưc vật trong phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh, tùy tiện không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly; một số nơi còn sử dụng nguồn nước thải từ các khu đô thị, dân cư, làng nghề, khu công nghiệp chưa qua xử lý để tưới cho cây trồng, hậu quả làm mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đất đai bị ô nhiễm.

Nhằm khắc phục được các hạn chế trong quản lý, sử dụng đất, khai thác hợp lý, phát huy hiệu quả nguồn nội lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2045, nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, rất cần thiết xây dựng chiến lược sử dụng đất quốc gia có tầm nhìn dài hạn đến năm 2045, theo Kết luận số 36-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ.

Bạn đang đọc bài viết Sự cần thiết xây dựng chiến lược sử dụng đất tầm nhìn tới năm 2045. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...