Thứ hai, 29/04/2024 09:29 (GMT+7)

Sương mù bao trùm Sài Gòn những ngày cận Tết

MTĐT -  Thứ năm, 16/01/2020 16:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng 16/1, nhiều nơi tại TP.HCM lại chìm trong lớp mù xám xịt, che phủ nhiều cao ốc.

Tình trạng này xuất hiện trở lại từ vài hôm trước nhưng đặc biệt dày đặc vào hôm nay. Các ứng dụng quan trắc chỉ số AQI chỉ báo không khí TP.HCM đang ở ngưỡng có hại đến độc hại.

Theo AirVisual, số liệu quan trắc lúc 10h cho thấy 3 điểm đo có chỉ số AQI ở ngưỡng tím - cảnh báo sức khỏe khẩn cấp, ảnh hưởng đến tất cả người dân. Cụ thể, ấp Xuân Thới Đông 2 (huyện Hóc Môn) là 220 đơn vị; Long Phước (quận 9) là 209 đơn vị; đường Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) là 205 đơn vị. Các điểm đo còn lại có chỉ số AQI trên 150, ngưỡng xấu - nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài.

TP.HCM chìm trong lớp mù xám xịt từ sáng tới trưa. Ảnh: Zing.

Với ứng dụng PAM Air, số liệu theo phương pháp tính của Mỹ (US AQI) lúc 10h cho thấy không có điểm đo không khí nào ở ngưỡng tím. Tuy nhiên, thành phố vẫn chìm trong màu đỏ, báo hiệu ô nhiễm. Ba điểm đo có chỉ số thấp nhất là An Phú (quận 2) với 130 đơn vị; Nguyễn Công Hoan (quận Bình Thạnh) 143 đơn vị và Nguyễn Khoái (quận 4) là 138 đơn vị.

Lý giải hiện tượng thành phố chìm trong lớp mù xám xịt từ sáng tới trưa, chuyên gia Lê Thị Xuân Lan, nguyên Phó trưởng phòng dự báo Khí tượng thủy văn Khu vực Nam bộ, cho biết không khí lạnh yếu gây nhiễu động trong đới gió đông từ biển đi vào. Từ đó, đem theo hơi ẩm vào thành phố khiến sương mù xuất hiện dày đặc vào sáng sớm.

"Ban đêm và sáng sớm độ ẩm khá cao, khoảng 90%, do hơi nước ngoài biển vào nên có sương mù. Nhưng khi nắng lên, độ ẩm xuống rất thấp, có lúc chỉ 39%, nên đến trưa trời vẫn mù mịt. Đó hoàn toàn là mù khô", bà Lan phân tích.

Trong nửa cuối năm 2019, người dân TP phải đối mặt với nhiều đợt không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Theo kết quả khảo sát, đo đạc các nguồn phát thải do Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí thực hiện, ô nhiễm không khí tại TP đến từ 3 nguồn chính: Nguồn giao thông chiếm khoảng 50%, nguồn diện (hoạt động từ các hộ gia đình, nhà hàng, quán ăn, nông nghiệp, công trình xây dựng...) chiếm khoảng 30%, còn lại là nguồn điểm (hoạt động công nghiệp, bệnh viện, khách sạn).

Trao đổi với PV, một bác sĩ tại TP Hồ Chí Minh cho biết, việc tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí có thể gây ảnh hưởng sức khỏe vĩnh viễn như phổi lão hóa nhanh, giảm chức năng hô hấp của phổi. Thêm vào đó là sự phát triển của các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản, có thể là ung thư, rút ngắn tuổi thọ.

"Mức độ ô nhiễm không khí cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe ngay lập tức. Với người đang mắc bệnh tim mạch và hô hấp thì bệnh sẽ nặng thêm khi tim và phổi phải làm việc nhiều hơn để cung cấp oxy cho cơ thể, làm tổn thương các tế bào của cây khí phế quản", bác sĩ này lý giải.

Đồng thời, bác sĩ cũng nhấn mạnh mức độ ô nhiễm không khí thường cao hơn vào những ngày nắng nóng. Vì vậy, người dân nên tránh những hoạt động ngoài trời hoặc chỉ tiến hành vào buổi sáng khi mức độ ô nhiễm thấp hơn.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Sương mù bao trùm Sài Gòn những ngày cận Tết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.