Thứ sáu, 26/04/2024 12:10 (GMT+7)

Khai thác rừng theo tiêu chuẩn FSC có gì đặc biệt?

MTĐT -  Thứ năm, 30/05/2019 12:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

DA“Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam - giai đoạn 2” (FCPF-2) đã tập huấn quy trình khai thác tác động thấp, sơ cứu y tế và quản lý chuỗi hành trình sản phẩm COC theo tiêu chuẩn FSC.

Trong hai ngày 28 và 29/5, dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam - giai đoạn 2” (FCPF-2) đã tập huấn quy trình khai thác tác động thấp, sơ cứu y tế và quản lý chuỗi hành trình sản phẩm COC theo tiêu chuẩn FSC cho Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh và các đơn vị liên quan tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.

Đây là một trong những nội dung quan trọng thực hiện quản lý rừng bền vững FSC theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nội dung khóa tập huấn khai thác tác động thấp gồm thiết kế khai thác, kỹ thuật xác định hướng đổ của cây, kỹ thuật khai thác và kỹ thuật vận xuất giảm tác động, sơ cứu y tế, quản lý chuỗi hành trình sản phẩm COC...

Các học viên được tập huấn kỹ thuật để khai thác rừng có hiệu quả, đảm bảo môi trường. Ảnh: Nguyệt Anh.

Các học viên đã được cung cấp thông tin về quy trình khai thác tác động thấp để đảm bảo giảm thiểu thiệt hại đối với các cây còn lại trong rừng, giảm thiệt hại đối với lớp đất mặt và sông, suối gần khu vực khai thác, bảo vệ tối đachức năng môi trường của hệ sinh thái rừng, tối đa hóa sản lượng và giá trị gỗ khai thác được và đặc biệt đảm bảo an toàn cho người lao động.

Ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh cho biết, các giảng viên, chuyên gia đến từ Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam - giai đoạn 2 đã tập huấn những nội dung thiết thực và bổ ích như nguyên tắc khai thác, thời điểm khai thác, các bước cần chuẩn bị, thiết kế hướng đổ của cây, các hướng đổ nên tránh để việc khai thác gỗ có tác động thấp nhất đến môi trường rừng, môi trường đất và bảo vệ nguồn nước, đảm bảo sử dụng có hiệu quả rừng, đất rừng, đảm bảo tính liên tục, ổn định, lâu dài.

Công nhân cưa thực hành quy trình khai thác tác động thấp theo tiêu chuẩn FSC tại rừng phòng hộ Lang Chánh, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyệt Anh.

“Chúng tôi sẽ triệt để tuân thủ quy trình khai thác tác động thấp trong thực hiện quản lý rừng bền vững. Chúng tôi tin tưởng rằng, thông qua khóa tập huấn này cán bộ, công nhân lâm nghiệp Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh sẽ có đủ năng lực để thực hiện thành công quản lý rừng bền vững, tiến tới được tổ chức quốc tế cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC trong thời gian sớm nhất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội,  đồng thời giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường”– ông Công nói.

Được biết, từ năm 2017 đến nay, dự án FCPF-2 đã triển khai nhiều khóa tập huấn và hoạt động hỗ trợ chủ rừng ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế thực hiện quản lý rừng bền vững.

Các hoạt động nêu trên có vai trò giúp các tỉnh thực hiện tốt đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2025.

Đề án với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và tăng hấp thụ khoảng 25 triệu tấn CO2 quy đổi, trong đó Quỹ đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF)/Ngân hàng Thế giới đã cam kết chi trả cho các nỗ lực giảm phát thải sau khi thẩm định kết quả thực hiện là 10,3 triệu tấn CO2 quy đổi, tương đương với 51,5 triệu USD.

Theo Dân Việt

Bạn đang đọc bài viết Khai thác rừng theo tiêu chuẩn FSC có gì đặc biệt?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.